Quảng Bình: Về làng nón lá Hạ Thôn

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trải qua hàng trăm năm, dưới bàn tay khéo léo của những người nông dân, nón lá làng Hạ Thôn đã trở thành thương hiệu được khách hàng tin dùng, từng bước khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh Quảng Bình.

Làng Hạ Thôn (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) nằm nép mình bên dòng sông Gianh, cách trung tâm thị xã khoảng 4km về hướng Tây Nam. Làng được hình thành từ cách đây 300 năm, đến năm 1955, sau nhiều lần sáp nhập, điều chỉnh, làng Hạ Thôn chính thức được tách ra lập xã và mang tên xã Quảng Tân cho đến ngày nay.
Làng Hạ Thôn (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) nằm nép mình bên dòng sông Gianh, cách trung tâm thị xã khoảng 4km về hướng Tây Nam. Làng được hình thành từ cách đây 300 năm, đến năm 1955, sau nhiều lần sáp nhập, điều chỉnh, làng Hạ Thôn chính thức được tách ra lập xã và mang tên xã Quảng Tân cho đến ngày nay.
Theo các bậc cao niên, nghề làm nón lá của làng bắt đầu từ hơn 100 năm về trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làm nón đã trở thành nghề truyền thống của làng. Ngày nay, khi đến làng Hạ Thôn, không khó để bắt gặp cảnh “nhà nhà làm nón, người người làm nón”.
Theo các bậc cao niên, nghề làm nón lá của làng bắt đầu từ hơn 100 năm về trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làm nón đã trở thành nghề truyền thống của làng. Ngày nay, khi đến làng Hạ Thôn, không khó để bắt gặp cảnh “nhà nhà làm nón, người người làm nón”.
Bà Đặng Thị Miên (SN 1964, xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn) cho biết, ở làng Hạ Thôn hầu như từ trẻ đến già, từ đàn bà đến đàn ông, người nào cũng biết làm nón. Nghề may nón tuy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng là nghề chính mang lại thu nhập cho người dân. Mỗi người có thể kiếm được từ 50.000 - 60.000 đồng/ngày từ nghề làm nón. Người dân ở đây, ngoài làm nón thì không biết nghề gì để có thể kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Bà Đặng Thị Miên (SN 1964, xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn) cho biết, ở làng Hạ Thôn hầu như từ trẻ đến già, từ đàn bà đến đàn ông, người nào cũng biết làm nón. Nghề may nón tuy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng là nghề chính mang lại thu nhập cho người dân. Mỗi người có thể kiếm được từ 50.000 - 60.000 đồng/ngày từ nghề làm nón. Người dân ở đây, ngoài làm nón thì không biết nghề gì để có thể kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Nón lá Hạ Thôn có 2 loại, nón lá xanh và nón lá dừa. Nón lá xanh là nón lá được dựa trên khuôn mẫu của nón bài thơ Huế, cải tiến mang đặc trưng nón Hạ Thôn. Để làm ra loại nón này, người Hạ Thôn sẽ xếp 3 lớp lá trên 16 vành rồi chằm nón. Loại thứ 2 là nón lá dừa, công đoạn làm ra sản phẩm cũng tương tự nhưng khác hơn là người thợ sẽ xếp một lớp lá nón bên trong và một lớp lá dừa bên ngoài.
Nón lá Hạ Thôn có 2 loại, nón lá xanh và nón lá dừa. Nón lá xanh là nón lá được dựa trên khuôn mẫu của nón bài thơ Huế, cải tiến mang đặc trưng nón Hạ Thôn. Để làm ra loại nón này, người Hạ Thôn sẽ xếp 3 lớp lá trên 16 vành rồi chằm nón. Loại thứ 2 là nón lá dừa, công đoạn làm ra sản phẩm cũng tương tự nhưng khác hơn là người thợ sẽ xếp một lớp lá nón bên trong và một lớp lá dừa bên ngoài.
Ðể làm ra một chiếc nón lá hoàn hảo, người thợ phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức, tỷ mỷ trong từng khâu mua nguyên vật liệu, phơi lá, ủi lá, làm vành... đến may nón.
Ðể làm ra một chiếc nón lá hoàn hảo, người thợ phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức, tỷ mỷ trong từng khâu mua nguyên vật liệu, phơi lá, ủi lá, làm vành... đến may nón.
Người thợ làm nón phải rất cẩn thận. Lá mua về được mang đi luộc rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc, phẳng mà không giòn, không rách. Lá nón phơi khô được hơ trên nồi nóng, người thợ sẽ dùng khăn ướt kéo đi kéo lại để miết cho phẳng. Đây là công đoạn quyết định hình thức, chất lượng của nón lá.
Người thợ làm nón phải rất cẩn thận. Lá mua về được mang đi luộc rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc, phẳng mà không giòn, không rách. Lá nón phơi khô được hơ trên nồi nóng, người thợ sẽ dùng khăn ướt kéo đi kéo lại để miết cho phẳng. Đây là công đoạn quyết định hình thức, chất lượng của nón lá.
Sau khi làm lá xong, người thợ sẽ tiến hành xếp lá vào khung. Khung nón được làm từ những thanh nứa khô và dẻo sau đó được vót nhỏ, uốn thành những vòng tròn có đường kính khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Tiếp theo là công đoạn chằm nón (hay còn gọi là khâu). Để làm nên một chiếc nón bền, đẹp, đòi hỏi người khâu phải có đôi tay khéo léo giữ cho các lớp lá không rách và giúp chiếc nón được phẳng, không tạo nên nếp nhăn hoặc lồi lõm.
Sau khi làm lá xong, người thợ sẽ tiến hành xếp lá vào khung. Khung nón được làm từ những thanh nứa khô và dẻo sau đó được vót nhỏ, uốn thành những vòng tròn có đường kính khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Tiếp theo là công đoạn chằm nón (hay còn gọi là khâu). Để làm nên một chiếc nón bền, đẹp, đòi hỏi người khâu phải có đôi tay khéo léo giữ cho các lớp lá không rách và giúp chiếc nón được phẳng, không tạo nên nếp nhăn hoặc lồi lõm.
Công đoạn cuối cùng là nức vành và may móc quay nón. Người làm sẽ vót một đến hai cọng nan trúc có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Chỉ màu được buộc khéo léo vào hai bên vành nón để móc quay nón. Đến đây, một chiếc nón lá Hạ Thôn thành phẩm đã ra đời.
Công đoạn cuối cùng là nức vành và may móc quay nón. Người làm sẽ vót một đến hai cọng nan trúc có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Chỉ màu được buộc khéo léo vào hai bên vành nón để móc quay nón. Đến đây, một chiếc nón lá Hạ Thôn thành phẩm đã ra đời.
Bà Lê Thị Xuân (SN 1959, xã Quảng Tân) cho biết đã có thâm niên hơn 50 năm làm nghề may nón. Ngày nay, đa số người dân trong làng sẽ nhận may nón lá theo đơn đặt hàng của các đại lý rồi mang nón về gia công. "Vào buổi sáng hay chiều mỗi ngày, sau khi sắp xếp hết công việc gia đình. Chúng tôi mỗi nhóm 3 - 5 người thường mang đồ nghề đến tập trung tại nhà của một hộ dân trong làng để cùng ngồi làm nón và trò chuyện cho vui" - bà Lê Thị Xuân nói.
Bà Lê Thị Xuân (SN 1959, xã Quảng Tân) cho biết đã có thâm niên hơn 50 năm làm nghề may nón. Ngày nay, đa số người dân trong làng sẽ nhận may nón lá theo đơn đặt hàng của các đại lý rồi mang nón về gia công. "Vào buổi sáng hay chiều mỗi ngày, sau khi sắp xếp hết công việc gia đình. Chúng tôi mỗi nhóm 3 - 5 người thường mang đồ nghề đến tập trung tại nhà của một hộ dân trong làng để cùng ngồi làm nón và trò chuyện cho vui" - bà Lê Thị Xuân nói.
Qua tìm hiểu, từ năm 2019 đến nay, nghề làm nón lá Hạ Thôn đã dần được hiện đại hóa, đa phần các sản phẩm nón lá Hạ Thôn đều được may bằng máy và dùng khung bằng nhựa đúc sẵn. Mỗi chiếc nón này được bán ra thị trường với giá giao động từ 15.000 - 20.000 đồng tùy thời điểm.
Qua tìm hiểu, từ năm 2019 đến nay, nghề làm nón lá Hạ Thôn đã dần được hiện đại hóa, đa phần các sản phẩm nón lá Hạ Thôn đều được may bằng máy và dùng khung bằng nhựa đúc sẵn. Mỗi chiếc nón này được bán ra thị trường với giá giao động từ 15.000 - 20.000 đồng tùy thời điểm.
Từ những năm 1955, trong làng có khoảng 75 hộ tham gia hoạt động sản xuất nón lá nhưng đến nay đã có trên dưới 1.000 hộ, chiếm khoảng 95% số dân trong toàn xã. Mỗi năm, làng Hạ Thôn cung cấp khoảng từ 150.000 – 200.000 chiếc nón ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Từ những năm 1955, trong làng có khoảng 75 hộ tham gia hoạt động sản xuất nón lá nhưng đến nay đã có trên dưới 1.000 hộ, chiếm khoảng 95% số dân trong toàn xã. Mỗi năm, làng Hạ Thôn cung cấp khoảng từ 150.000 – 200.000 chiếc nón ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Phan Thanh Tâm cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng hướng đến nón lá Hạ Thôn sẽ trở thành sản phẩm OCOP. Dự kiến được công nhận vào cuối năm 2022, đầu năm 2023”. 
Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Phan Thanh Tâm cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng hướng đến nón lá Hạ Thôn sẽ trở thành sản phẩm OCOP. Dự kiến được công nhận vào cuối năm 2022, đầu năm 2023”.