Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Đồng hành cùng người rối nhiễu tâm trí, trẻ tự kỷ

Kinhtedothi - Do áp lực trong công việc, lại không được quan tâm phát hiện, can thiệp sớm nên số người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí và số trẻ em tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng.

Nhiều giải pháp hỗ trợ

Năm 2022, lần đầu tiên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức dạy nghề làm chổi đót cho những người bị bệnh tâm thần. Đây được xem là một trong những cách trị liệu hiệu quả cho người bệnh. Cùng với học nghề, người bệnh còn được nhân viên công tác xã hội chăm sóc, giúp cải thiện sức khoẻ để sớm hoà nhập cộng đồng.

Lớp dạy nghề làm chổi đót  ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi.

Chị Lê Thị Bảy - Nhân viên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: “Một số đối tượng tinh thần bất ổn nhưng được hoạt động tay chân, được làm việc thì họ sẽ phát triển về mặt tinh thần sẽ thỏa mái hơn. Từ đó, chia sẻ tâm tư nguyện vọng, giúp các cán bộ ở đây nắm bắt được tâm tư đó và sẽ giúp đỡ hiệu quả hơn”.

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hoà nhập tỉnh Quảng Ngãi là nơi cung cấp các dịch vụ giáo dục hòa nhập có chất lượng cho học sinh khuyết tật dạng tâm thần, trẻ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí. Mỗi năm, trung tâm nhận chăm sóc và nuôi dạy cho gần 100 trẻ bị khiếm thính và tự kỷ. Bình quân mỗi năm có khoảng 20 em được hỗ trợ hoà nhập cộng đồng.

Ông Trần Văn Thế - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Ngoài việc rèn luyện kỹ năng, kiến thức tại trung tâm, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các cơ sở giáo dục để khuyến khích phụ huynh cũng như nhà trường đón nhận các em, bổ sung kiến thức và tổ chức hoạt động dạy học ngay tại cơ sở, ngay tại gia đình cho các em”.

Từ năm 2022 đến nay, Sở Lao động- Thương binh và xã hội Quảng Ngãi cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về để nâng cao kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

Một lớp học tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn.

Chị Huỳnh Thị Tuyết Mai- Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn (thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành) chia sẻ: “Lớp học này giúp cho chúng tôi bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng, phương pháp để giáo dục cho trẻ tự kỷ, người tâm thần cũng như rối nhiễu tâm lý. Từ đó, chăm lo tốt hơn cho đối tượng này, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng xã hội”.

Cần sự thay đổi từ nhiều phía

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 7.800 người bị bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí. Qua khảo sát, phần lớn các gia đình có người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí đều có hoàn cảnh khó khăn. Hiện, các chương trình, chính sách dành cho những trường hợp này vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, do tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, số lượng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có chiều hướng gia tăng nhưng chưa được trợ giúp kịp thời.

Số lượng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có chiều hướng gia tăng.

Trước thực trạng trên, Quảng Ngãi đã và đang tích cực triển khai chương trình trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2025. Quảng Ngãi đặt mục tiêu trong giai đoạn này, mỗi năm có ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau. Ít nhất 70% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội.

“Hiện, vẫn còn nhiều trẻ tự kỷ, những người mắc các chứng trầm cảm, tâm thần không được phát hiện sớm, không coi trọng hoặc vì nhiều lý do đã bị bỏ qua dẫn tới bỏ lỡ giai đoạn vàng trong can thiệp khiến cho tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho những đối tượng này hòa nhập cộng đồng tốt hơn, giảm gánh nặng chi phí chăm sóc, chữa trị cho gia đình và xã hội”- ông Nguyễn Hoàng Chi - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội và Giảm nghèo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho hay.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hữu - Giảng viên Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn, cần có sự thay đổi từ nhiều phía, quan trọng nhất là vai trò của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này trong suốt cuộc đời của họ.

“Bản thân cộng đồng phải cần nhìn nhận đây là vấn đề của xã hội, giống như các vấn đề khác, chúng ta không có sự khác biệt trong quan hệ đối xử, tạo cơ hội cho họ để họ được hòa nhập theo đúng năng lực của họ. Có như vậy thì họ mới có thể hòa nhập cộng đồng một cách bền vững”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hữu nói.

Để mực xà Quảng Ngãi vươn xa

Để mực xà Quảng Ngãi vươn xa

Quảng Ngãi hút đầu tư vào KKT Dung Quất và các KCN

Quảng Ngãi hút đầu tư vào KKT Dung Quất và các KCN

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

24 Jun, 09:31 AM

Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.

Hơn 10.700 căn nhà mới khang trang: dấu ấn an sinh xã hội ở Lào Cai

Hơn 10.700 căn nhà mới khang trang: dấu ấn an sinh xã hội ở Lào Cai

20 Jun, 09:33 AM

Kinhtedothi- Tại Hội nghị công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức vào chiều ngày 19/6/2025, Lào Cai đã chính thức ghi dấu một cột mốc lịch sử trong công tác an sinh xã hội. Đây không chỉ là thành quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần đại đoàn kết và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh.

Quảng Ngãi: tăng kết nối cung - cầu lao động

Quảng Ngãi: tăng kết nối cung - cầu lao động

10 Jun, 11:18 AM

Kinhtedothi - Không chỉ gắn bó với hình ảnh một tỉnh công nghiệp đang trên đà phát triển, Quảng Ngãi thời gian gần đây còn cho thấy sự năng động trong việc kết nối thị trường lao động - mảnh ghép quan trọng để giữ chân doanh nghiệp và tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ