Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Dự kiến dùng hơn 55 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề

Kinhtedothi- Theo tính toán, tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2023- 2030 để chủ tàu chuyển đổi ngành nghề là là 55,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề 53,5 tỷ đồng; kinh phí đào tạo nghề cho ngư dân 1,8 tỷ đồng.

Ngày 28/7, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi có tờ trình UBND tỉnh này về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về ban hành chính sách: “Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023- 2030”.

Sản lượng khai thác hải sản của từng tàu có chiều hướng giảm, ảnh hưởng thu nhập của ngư dân.

Thời gian qua, sản lượng khai thác thủy sản ở Quảng Ngãi luôn đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên hiệu quả đánh bắt mỗi chuyến biển đạt thấp, sản lượng từng tàu có chiều hướng giảm, ảnh hưởng thu nhập của ngư dân, lao động trong lĩnh vực ngày ngày càng thiếu hụt.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản là cần thiết để giảm dần cường lực khai thác, đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, phù hợp.

Dự kiến, đối tượng áp dụng chính sách trên là chủ tàu có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác.

Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ chuyển từ nghề khai thác thủy sản sang nghề ngoài lĩnh vực khác, đến năm 20230 có khoảng 150 tàu hoạt động vùng biển ven bờ, vùng lộng có chiều dàu lớn nhất từ 6m đến dưới 15m chuyển sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ muôi trồng thủy sản, các nghề địa phương có định hướng phát triển…, tổng kinh phí thực hiện khoảng 11,3 tỷ đồng bằng phương thức ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho chủ tàu cá.

Đối với chính sách hỗ trợ chuyển đồi ngành nghề khai thác thủy sản, đến năm 20230, chuyển đổi 400 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên hoạt động vùng khơi, vùng lộng mua ngư cụ, trang thiết bị, cải hoán tàu cá chuyển đổi sang các nghề lồng bẫy, chụp, câu, dịch vụ hậu cần. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 44 tỷ đồng bằng phương thức ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho chủ tàu.

Dự kiến, tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2023- 2030 là 55,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề 53,5 tỷ đồng; kinh phí đào tạo nghề cho ngư dân 1,8 tỷ đồng.

Theo Sở NN&PTNN, nếu được UBND tỉnh đồng ý, tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết này sẽ được đưa ra trong kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 4 huyện, thị xã, thành phố ven biển và 1 huyện đảo, bờ biển có chiều dài khoảng 130km. Tính đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có 4.292 tàu cá với tổng công suất trên 1,7 triệu CV, trong đó tàu có chiều dài từ 15m trở lên khai thác ở vùng khơi là 3.147 tàu.

Về cơ cấu nghề khai thác thủy sản hiện tại, lưới kéo 29,35%; lưới rê 23,78%; lưới vây 14,02%; nghề câu 24,67%; các nghề khác(chụp, lặn, hậu cần…) chiếm 8,18%. Lao động nghề cá khoảng 37.000 người.

Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh năm 2022 đạt trên 268.000 tấn, vượt 1,3% kế hoạch năm, sản lượng khai thác trong 6 tháng đầu năm 2023 ước hơn 147.000 tấn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

18 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

15 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Những viên gạch, ngày công lao động, diện tích đất đủ để xây nhà… đã trở thành sức mạnh để kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho người nghèo gặp khó khăn về nhà ở tại Ninh Bình.

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

14 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”, đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ, đảng viên đã tạo ra hiệu quả trong thực tiễn.

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

13 Apr, 06:03 AM

Kinhtedothi - Trong khối ngành đào tạo giáo viên hiện nay, cử nhân Sư phạm khoa học tự nhiên là một trong những ngành hot nhất bởi nhiều năm qua, giáo dục cả nước vẫn đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng giáo viên dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên cấp THCS.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ