Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Gia tăng số ca mắc tay chân miệng chuyển nặng

Kinhtedothi - Do chủ quan, nhiều trẻ em mắc tay chân miệng chuyển nặng với các biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ này chiếm gần 30% tổng số trẻ nhập viện tại tỉnh Quảng Ngãi.

Chị Đỗ Thị Như Thảo (phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) đưa con vào bệnh viện cấp cứu trong trạng thái co giật, sốt cao. “Thấy bé sốt nên 6 tiếng cho uống hạ sốt 1 lần. Sau đó sốt cao quá rồi co giật gia đình mới đưa vào bệnh viện cấp cứu”, chị Thảo cho biết.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi.

Tại Quảng Ngãi, từ khi trẻ đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ do dịch Covid-19 đến nay, số ca mắc tay chân miệng tăng cao. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện Sản - Nhi tỉnh này tiếp nhận hơn 30 trẻ khám ngoại trú và 15 - 20 ca bệnh điều trị nội trú, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong số những ca nhập viện có gần 30% trường hợp diễn tiến nặng vì mắc tay chân miệng. Có thời điểm, bệnh viện bị quá tải. “Bệnh nhi đông, nhiều lúc 2 bé phải nằm một giường”, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ (phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) chia sẻ.

Đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện như: Sốt, nổi bóng nước, hồng ban ở lòng bàn tay, chân. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp biến chứng với những biểu hiện bên ngoài kín đáo hơn, thường đã chuyển biến nặng độ 3, 4 vì phụ huynh chủ quan hoặc lầm tưởng với các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi.

Một bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng do virus gây ra và chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Trẻ gặp biến chứng nặng không phải do bệnh lý nền kèm theo mà tùy cơ địa.

Bệnh có thể gây các biến chứng nặng như: Viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy hô hấp và khả năng tử vong rất cao. Do đó, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần cảnh giác cao, theo dõi biểu hiện lâm sàng để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế điều trị.

Bác sĩ Phạm Thành Quát - Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo: “Phụ huynh đừng chủ quan, khi bé có triệu chứng sốt, khó chịu, bỏ ăn thì có thể là tay chân miệng, phải đi khám để xác định. Nếu điều trị ngoại trú cần chú ý các triệu chứng dễ chuyển độ nặng hơn gồm: Trẻ sốt khó hạ, nôn ói nhiều, nhợn ói, trẻ ngủ có giật mình điển hình, giật mình chới với, yếu chi hoặc thở khò khè, có thể là thở rít hoặc thở nhanh”.

Bác sĩ Phạm Thành Quát - Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất hiện nay là cách ly trẻ mắc bệnh với trẻ lành bệnh; vệ sinh sạch sẽ, tăng cường bổ sung các loại nước trái cây, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc chủ quan không theo dõi sát sức khỏe, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cả nước ghi nhận 1.066 ca mắc tay chân miệng

Cả nước ghi nhận 1.066 ca mắc tay chân miệng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

22 May, 04:53 AM

Kinhtedothi - Miễn viện phí toàn dân là một bước tiến lớn về an sinh xã hội mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội, giúp mọi người dân tiếp cận y tế, không lo gánh nặng tài chính. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có những giải pháp cụ thể, lộ trình rõ ràng cùng sự chung tay, đồng thuận của xã hội, đặc biệt là sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn tài chính bền vững, mới có thể duy trì chất lượng dịch vụ y tế toàn dân.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

14 May, 05:37 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ