Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Trị: Vì sao giải ngân vốn đầu tư công chậm

Kinhtedothi - Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là do một số vướng mắc cả khách quan và chủ quan… Dù đã có những chỉ đạo từ đầu năm, thế nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của địa phương này vẫn ở mức thấp.
Nhiều dự án vì vướng giải phóng mặt bằng, thời tiết bất lợi đã khiến việc thi công kéo dài, chậm trễ.

Thi công cầm chừng vì vướng giải phóng mặt bằng

Năm 2022, UBND tỉnh Quảng Trị được phân bổ số vốn đầu tư công là hơn 4.124 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/10/2022, tổng giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công của tỉnh là trên 1.468 tỷ đồng, đạt 42,4% kế hoạch đầu năm và đạt 35,6% kế hoạch tỉnh giao đến nay. Tính theo theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ tương ứng là 49,2% và 40,3%.

Tuy nhiên, dự kiến một số nguồn vốn thực hiện không đạt so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trong đó, nguồn vốn nước ngoài ngân sách Trung ương do các dự án ODA gặp nhiều vướng mắc, các đề xuất chậm được giải quyết (dự kiến trên 372,2 tỷ đồng). Đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương do thực hiện tương ứng với kế hoạch vốn nước ngoài cấp phát (trên 105 tỷ đồng); nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung do Thủ tướng Chính phủ giao muộn (trên 381 tỷ đồng).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, quá trình triển khai giải ngân vốn đầu tư công đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cũng như các đợt mưa lũ dị thường những tháng đầu năm đã gây bất lợi. Cùng với đó, do ảnh hưởng của thị trường giá một số vật liệu xây dựng tăng cao nên các nhà thầu thi công cầm chừng hoặc phải dừng thi công trong một khoảng thời gian.

Trong khi đó, việc hoàn thiện hồ sơ các dự án khởi công mới kéo dài. Theo quy định, dự án khởi công mới phải mất khoảng thời gian từ 6-8 tháng (đối với các dự án không vướng mắc giải phóng mặt bằng) để triển khai thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế cũng như dự toán công trình mới đủ điều kiện tổ chức đấu thầu thi công. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Bên cạnh đó, nguồn cung đất đắp chưa đảm bảo tiến độ, thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ đất mới mất nhiều thời gian đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đắp nền và thi công của nhiều công trình trên địa bàn tỉnh. Điều này đã dẫn đến giá đất san lấp cao hơn giá dự toán được phê duyệt.

Cùng với đó, một số nguồn vốn được Chính phủ giao hoặc bổ sung muộn,   đặc biệt đặc thù của các tỉnh miền Trung các tháng cuối năm là mùa mưa bão, khó khăn trong quá trình thi công. Trong khi đó, kế hoạch vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương phân bổ cuối tháng 5/2022 và bàn giao cho tỉnh vào cuối tháng 6/2022; bổ sung kế hoạch vốn ngân sách Trung ương vào tháng 10/2022.

Dự án cầu dây văng sông Hiếu bắc qua sông Hiếu, TP Đông Hà nằm trong xây dựng cơ bản chậm được triển khai.

"Đo" năng lực cán bộ... qua tốc độ giải ngân vốn đầu tư công

Ngoài những nguyên nhân khách quan, có thể thấy rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là có phần lớn trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện. Chưa kể, một số nhà thầu năng lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Nhiều dự án, công trình đã phải thi công cầm chừng hoặc dang dở vì vướng giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, việc phối hợp bồi thường, giải phóng mặt bằng của các chủ đầu tư, đơn vị thi công chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Điều đó đã khiến việc đầu tư xây dựng cơ bản chậm được triển khai nên vốn đầu tư công cũng chậm được giải ngân.

Trong đó, điển hình như các dự án: Phát triển các đô thị dọc Hành lang tiểu vùng song Mekong vốn đầu tư 409 tỷ đồng; khu đô thị Bắc sông Hiếu giai đoạn 2 vốn đầu tư 110 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng để thực hiện nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1A với số vốn 54 tỷ đồng… nhiều gói thầu tại các dự án công trình xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng.

Qua tổng hợp, UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao sự nỗ lực của các ban ngành và sự cố gắng của chủ đầu tư để đạt tỷ lệ giải ngân cao như: Sở Khoa học & Công nghệ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, TP Đông Hà, các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ đầu tư có số vốn được giao khá cao nhưng tỷ lệ giải ngân đạt thấp, như: huyện Gio Linh, Sở Giao thông & Vận tải, Sở Y tế, Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch...

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm  tháo gỡ những vướng mắc về đầu tư công. Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. “Chủ đầu tư nào được giao vốn mà tỷ lệ giải ngân thấp cũng như chủ quan, không chủ động trong vấn đề phối hợp để thực hiện dự án... phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và xem đây là một trong những vấn đề đánh giá công tác cán bộ”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nhấn mạnh.

Với những giải pháp đưa ra, tỉnh Quảng Trị phấn đấu hết năm 2022 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná 

Ninh Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná 

07 May, 01:33 PM

Kinhtedothi - Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná sẽ đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí LNG, công suất 1500 MW; đầu tư hệ thống kho cảng LNG và tái hóa khí; xây dựng 1 bến cảng nhập khí LNG và các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng nhập LNG.

Bình Định đấu giá 2 khu đất làm chung cư hỗn hợp và khách sạn 5 sao

Bình Định đấu giá 2 khu đất làm chung cư hỗn hợp và khách sạn 5 sao

06 May, 10:20 AM

Kinhtedothi - Khu đất số 72B đường Tây Sơn 7.094 m2 và khu đất K200 đường An Dương Vương 10.775,6 m2 (TP Quy Nhơn) sẽ được đấu giá để thực hiện dự án xây dựng nhà ở chung cư hỗn hợp và dự án xây dựng khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại - dịch vụ.

Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

21 Apr, 11:59 AM

Kinhtedothi - Sáng 21/4/2025, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, Hải Phòng – địa điểm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Đây không chỉ là dấu mốc chiến lược trong hành trình phát triển của Nhựa Tiền Phong, mà còn thể hiện cam kết đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục và sự phát triển bền vững của thành phố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ