80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy chuẩn trong quản lý đầu tư xây dựng: Quy định phải sát thực tế

Kinhtedothi - Việc có quá nhiều quy chuẩn đã tạo thành rào cản đối với người dân và DN khi xây dựng công trình. Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Tuấn Anh – chuyên gia về quy hoạch đô thị để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 KTS Trần Tuấn Anh
Ông đánh giá thế nào về các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng hiện nay?
- Nhìn chung, sau thời gian triển khai thực tế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm xây dựng an toàn, phục vụ lợi ích của cộng đồng. Đây cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp thương mại, khuyến khích DN nâng cao chất lượng và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, với khoảng 20.000 quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng đã tạo ra rất nhiều khó khăn, cản trở sự phát triển của DN. Đáng chú ý, trong đó có rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn bị chồng chéo nhau và lặp lại trong các văn bản luật.
Những nội dung được cho là hạn chế lớn nhất trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn này là gì, thưa ông?
- Tôi cho rằng, bất cập lớn nhất liên quan đến khâu soạn thảo, như lộ trình xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn không được triển khai liên tục. Nguyên nhân thì có nhiều, song chủ yếu do thiếu đội ngũ chuyên gia, thiếu nguồn kinh phí… dẫn đến sự thiếu hụt, không đồng bộ và không kịp thời thay đổi trước sự phát triển của xã hội.
Công tác xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu tập trung ở cấp bộ và cơ quan ngang bộ, thêm vào đó là một số ban chuyên môn được chỉ định của Chính phủ, chưa được có chủ trương xây dựng tại địa phương. Điều đó dễ dẫn tới quá trình xây dựng quy chuẩn không sát với tình hình thực tế, xảy ra sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, thời gian tổ chức thực hiện kéo dài gây lãng phí…
Vậy theo ông, làm thế nào để giải quyết được những tồn tại trên?
- Theo tôi, trước hết cần phải xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn sát với thực tế, thông qua việc tăng cường tương tác với các địa phương, người dân và cộng đồng DN. Thời gian qua nói là lấy ý kiến hoàn thiện các dự thảo luật, song việc này vẫn còn hạn chế, thiếu sự tham gia đóng góp trực tiếp của DN và các địa phương, dẫn đến tình trạng khi ban hành xảy ra vướng mắc khi áp dụng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu để giảm tải, rút ngắn bớt các quy chuẩn, tiêu chuẩn không cần thiết hoặc chồng chéo, trùng lặp, đề cao vai trò, trách nhiệm và lấy cộng đồng DN làm trọng tâm. Một vấn đề quan trọng cần lưu tâm là việc đổi mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn phải phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế và xã hội hóa các hoạt động xây dựng.
Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ