Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quý I/2022: VietinBank tăng cường cung ứng vốn, chú trọng quản trị rủi ro

Kinhtedothi - Báo cáo tài chính Quý I/2022 cho thấy, các chỉ tiêu tài chính của VietinBank đạt kết quả tích cực, quy mô nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng tốt. Đồng thời, VietinBank chủ động dành nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Trong Quý I/2022, toàn hệ thống VietinBank đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021- 2023 và đạt được một số kết quả tích cực.  

Quy mô tổng tài sản tại 31/3/2022 là 1.663.730 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng trưởng tích cực, tập trung vào các phân khúc khách hàng có tỷ suất sinh lời cao, tỷ trọng dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục được cải thiện.

Tiền gửi của khách hàng đạt 1.213 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so 31/12/2021, nguồn vốn được cân đối phù hợp với tăng trưởng dư nợ tín dụng, chú trọng gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Quy mô và tỷ trọng tiền gửi CASA tiếp tục tăng trưởng…

Bên cạnh đó, VietinBank luôn đồng hành, tư vấn, hỗ trợ khách hàng; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Ngân hàng chú trọng thực hiện các biện pháp cải thiện cơ cấu tài sản sinh lời; gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày nhằm tiết kiệm chi phí vốn; cải thiện mạnh mẽ sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai hiệu quả chiến dịch thu hút mở rộng phát triển khách hàng, quản trị rủi ro, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chi phí. 

Đặc biệt, VietinBank tiếp tục duy trì các chính sách miễn giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; đồng thời từ ngày 1/1/2022, VietinBank đã triển khai chương trình “Đại tiệc 0 phí” trong đó miễn toàn bộ phí chuyển khoản và duy trì tài khoản thanh toán nhằm thu hút khách hàng sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tiện ích gắn với tài khoản thanh toán trên nền tảng ứng dụng iPay và eFAST của VietinBank. 

Thu nhập hoạt động tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý là thu xử lý rủi ro và thu kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng tương ứng 163% và 130% so với cùng kỳ 2021. Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.877 tỷ đồng, tăng trưởng 328% so cùng kỳ 2021. Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát và nâng cao hiệu quả, ưu tiên chi phí cho các hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh, các hoạt động chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân sự để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Chi phí DPRR tín dụng trong Quý I/2022 khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 228%) so với cùng kỳ năm trước do VietinBank luôn chủ động nhận diện rủi ro và chuyển nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng; đồng thời thực hiện trích lập DPRR đầy đủ theo đúng quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 180% năm 2021 lên hơn 190%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Quý I/2022 đạt hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, tạo tiền đề để VietinBank hoàn thành kế hoạch cả năm, tiếp tục phát huy tốt vai trò NHTM Nhà nước chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn vào Ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới.

Trên cơ sở những kết quả đáng khích lệ đạt được trong Quý I/2022, VietinBank sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để triển khai mạnh mẽ các các chủ điểm kinh doanh: Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn và CASA; thúc đẩy các giải pháp tăng thu ngoài lãi… đồng thời chú trọng công tác quản trị tài chính; quản trị điều hành; quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát và thu hồi xử lý nợ… nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh những tháng còn lại của năm 2022.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp bị làm khó vì quy định bất hợp lý của đơn vị quản lý

Doanh nghiệp bị làm khó vì quy định bất hợp lý của đơn vị quản lý

08 Jul, 09:32 PM

Kinhtedothi - Công ty TNHH Sản xuất phân bón CPF Potash đầu tư gần 200 tỷ đồng vào nhà máy tại Khu công nghiệp Cầu Cảng Phước Đông. Tuy nhiên hiện tại, việc sản xuất của Công ty bị đình trệ do các quy định bất hợp lý từ phía đơn vị quản lý Khu công nghiệp là Công ty IMG Phước Đông (IPD).

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

08 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện 72 công trình 110kV, trong đó có 50 công trình hoàn thành trước ngày 30/4/2025, lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống Nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC; góp phần chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

08 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

08 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ