Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy trình 3 bước cấp 'Hộ chiếu vaccine' của Việt Nam

Kinhtedothi - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT về việc ban hành Biểu mẫu và quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine”. Theo đó, “Hộ chiếu vaccine” được cấp cho người đã tiêm đủ số mũi với 8 loại vaccine Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép. Chứng nhận “Hộ chiếu vaccine” được cấp sử dụng định dạng mã QR và có giá trị trong 1 năm kể từ khi được cấp.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine " cho người dân được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước, bao gồm 3 bước:

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine Covid-19 theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21-10-2021 và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5-11-2021.

Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành. Dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ số mũi vaccine Covid-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala).

Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.

“Hộ chiếu vaccine” hiển thị các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; số mũi tiêm đã nhận; ngày tiêm; liều số; vaccine; sản phẩm vaccine; nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; mã số của chứng nhận.

Các thông tin trên sẽ được ký số, mã hóa và được đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Quyết định số 5772/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 20/12/2021.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ