Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long

Kinhtedothi - Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giai đoạn 2020 - 2025 được thành lập theo Quyết định số 401/QĐ-BNN-TCCB ngày 25/3/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Sáng 28/3 tại Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL (gọi tắt là Văn phòng điều phối). 

Nhiệm vụ của Văn phòng điều phối là giúp Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT (Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL của Chính phủ) trong việc tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.

Đồng thời, Văn phòng điều phối tham mưu cho Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phối hợp chặt chẽ với địa phương điều phối các nội dung, chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN&PTNT; tham mưu, đề xuất về cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Song song đó, Văn phòng điều phối giúp Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL điều phối, đôn đốc hoạt động liên kết vùng và các tiểu vùng sản xuất để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Lãnh đạo Văn phòng điều phối có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ nhiệm hoặc giao kiêm nhiệm. Nhân sự Văn phòng điều phối là công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn hoặc công chức, viên chức được điều động, biệt phái từ cục, tổng cục, đơn vị chuyên ngành của Bộ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại lễ ra mắt. (Ảnh: Giang Lam)

Trụ sở Văn phòng điều phối đặt tại số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Văn phòng điều phối làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lần đầu tiên ngành nông nghiệp nông thôn có bản chiến lược dài hạn, để giải quyết được những vấn đề nội tại, để chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, vùng ĐBSCL đang là 13 địa giới hành chính (13 tỉnh/thành), chưa tích hợp thành một không gian phát triển của ngành hàng, của kinh tế nông nghiệp. Việc thành lập Văn phòng điều phối nhằm tạo không gian mở để có những sự kiện, hoạt động ở đây nhằm kết nối với nhà khoa học và những người có tâm huyết với ĐBSCL, đến đây cùng trao đổi, hình thành ý tưởng, sáng kiến, đến kế hoạch hành động.

“Kế hoạch hành động đó kết tinh từ tư duy chiến lược, từ trung ương, tri thức, kinh nghiệm của các nhà khoa học, các viện, trường, những sáng kiến, giá trị mới cùng với tri thức bản địa, với một tư duy mở, tư duy kết nối từ không gian 13 tỉnh/thành, sẵn sàng đón nhận những sáng kiến của cộng đồng…” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Trước đó, ngày 23/2/2022, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 695/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng  ĐBSCL giai  đoạn 2020 - 2025 (Ban Chỉ đạo), do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam là Trưởng Ban.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành,  lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL; các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giúp Bộ trưởng điều phối, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển vùng ĐBSCL. Cung cấp thông tin, tham mưu, đề xuất các chương trình dự án liên quan tới chủ trương phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tác động của các cơ chế, chính sách của ngành NN&PTNT đối với phát triển vùng ĐBSCL…

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển nhanh, bền vững?

Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển nhanh, bền vững?

Tăng xả nước giúp giảm mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng xả nước giúp giảm mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mở màn mùa Hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc

Mở màn mùa Hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc

20 May, 04:44 PM

Kinhtedothi - Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỉ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

20 May, 04:09 PM

Kinhtedothi - Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026 nhằm hỗ trợ ngành xi măng trong nước đang gặp nhiều khó khăn.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nâng sức cạnh tranh

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nâng sức cạnh tranh

20 May, 04:09 PM

Kinhtedothi - Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ đào tạo nhân lực và khuyến khích đổi mới công nghệ sẽ là chìa khóa giúp DN Việt Nam không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ