Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sẵn sàng "hành trang" sức khỏe vững vàng cho trẻ trước thềm năm học mới

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia y tế, để chuẩn bị "hành trang" sức khỏe vững vàng cho con quay trở lại trường đón năm học mới hiệu quả, cha mẹ cần tăng cường miễn dịch chủ động, tạo tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tạo tấm lá chắn bảo vệ trẻ

Trước thềm năm học mới 2022 - 2023, nhiều cha mẹ lo lắng bởi thời điểm này, các bệnh truyền nhiễm gia tăng như cúm A, Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp… Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật rất quan trọng.

Đề cập đến vấn đề này, TS Phan Bích Nga - Trưởng khoa Khám Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới đang đến gần. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ mắc bệnh, mệt mỏi, thiếu tập trung, cáu gắt... có thể ảnh hưởng lớn đến học tập.

Việc chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới đang đến gần.
Việc chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới đang đến gần.

Qua đó, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ nhân đôi nhân ba khi trẻ học tập nhiều hơn, phải thức khuya học bài và phải dậy sớm đến trường. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho một ngày dài học tập.

Cha mẹ cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày cho trẻ với các nhóm chất như: Chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung và tư duy cho trẻ.

Đặc biệt, trong số các nhóm chất, sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Tuy nhiên, thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2019 - 2020, toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi vẫn đang tồn tại ở mức cao. Tỷ lệ trẻ thiếu kẽm cũng còn ở mức cao trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và là đối tượng rất dễ bị tổn thương.

Theo TS Phan Bích Nga, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Tuy nhiên, thực tế, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5 - 15%, kẽm từ 10 - 30%. Đặc biệt, đối với trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn, cha mẹ cũng nên bổ sung sắt và kẽm cho trẻ. Việc bổ sung có thể bằng cách tăng cường các thực phẩm có chứa các chất này, hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung có hàm lượng sắt và kẽm; nhất là có thành phần từ hữu cơ, tỷ lệ sắt và kẽm cần ngang bằng với tỷ lệ 1:1 sẽ dễ hấp thu hiệu quả hơn.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm.

Cùng với sắt, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, ảnh hưởng sau thời gian dài giãn cách do Covid-19 là việc từ người lớn đến trẻ nhỏ phải ở trong nhà, gây tác động đến yếu tố miễn dịch. Điều này khiến sức miễn dịch của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ kém và khiến các loại virus, bệnh dịch khác có thể tấn công cơ thể.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng để tự bảo vệ mình trước các dịch bệnh.
Chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng để tự bảo vệ mình trước các dịch bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sắt, kẽm có vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tỷ lệ thiếu kẽm, sắt đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Sự thật không phải như vậy. Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5 - 15%, kẽm từ 10 - 30%. Đối với trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm. Năm học mới sắp đến, để chuẩn bị cho con sức khỏe tốt, cha mẹ nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Khi bổ sung kẽm và sắt cho trẻ thì cân bằng hàm lượng kẽm và sắt là cực kỳ quan trọng. Cha mẹ nên chọn sản phẩm nào vữa kẽm và sắt có hàm lượng tương đương nhau thì uống vào nó hấp thu được tốt.

Chuyên gia khuyến cáo, các bậc phụ huynh lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng để tự bảo vệ mình trước các dịch bệnh. Với dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn, các loại thực phẩm, tăng cường ăn hoa quả và tập thể dục điều độ, thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Nhiều gia đình sợ con bị ốm nên suốt ngày để ở trong nhà, bật điều hòa, do vậy nhiều người gặp bác sĩ tư vấn tại sao trẻ con cứ đi học lại ốm.

 

Đến thời điểm hiện tại, nước ta đã hoàn thành mục tiêu hơn 80% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19, tuy nhiên, hiện vẫn còn 6 triệu trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi và 2 triệu trẻ trong độ tuổi chưa tiêm vaccine. Trong bối cảnh dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, trẻ cần được tiêm vaccine để đảm bảo an toàn đến trường.

Để có hiệu lực miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2, phải có tỷ lệ bao phủ vaccine lớn trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tác động khi các cháu trở lại trường là trẻ nhỏ trong độ tuổi 5 đến dưới 12 tuổi. Vậy điều cần quan tâm là những trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine cần khẩn trương có sự phối hợp gia đình, nhà trường và hệ thống y tế. Với trẻ có chỉ định cần tiêm ở cơ sở y tế, chúng ta đã có hệ thống bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương, do vậy cần sự phối hợp giữa hệ thống bệnh viện, hệ thống dự phòng để các cháu có tình trạng bệnh lý không tiêm được ngoài cộng đồng hoàn toàn có thể đến tiêm, giúp tỷ lệ bao phủ tăng lên. Làm được như vậy thì những trẻ chưa được tiêm mũi vaccine nào, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng sẽ đạt được để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus khi trẻ quay lại trường học.

TS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương