80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sản xuất trái cây VietGAP tăng thu nhập cho nông dân Đồng Mai

Kinhtedothi - Năm nay, nông dân Tổ dân phố 9 phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội đã yên tâm hơn về đầu ra cho sản phẩm trái cây, sau khi được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Xuân Trung, có 1,5ha chuyên trồng các loại trái cây như dưa lê, thanh long, táo, ổi… Để có được chứng nhận mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được chứng nhận sản phẩm OCOP của Hà Nội, thời gian qua, gia đình ông cũng như các hộ trồng cây ăn quả ở Tổ dân phố 9 chỉ sử dụng phân bón hữu cơ tự ủ hoại mục từ phân gà, phân chim, cỏ dại. Sau 1 năm ông mới bón cho cây ăn quả và rau. Nước tưới cũng được sử dụng nước sạch.

Ông Nguyễn Xuân Trung, có 1,5ha chuyên trồng các loại trái cây như dưa lê, thanh long, táo, ổi…

Ông Trung chia sẻ: “Từ khi các loại rau, quả, trái cây của gia đình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP luôn được các đơn vị, cá nhân đến bao tiêu sản phẩm đưa vào chuỗi cung ứng, nhiều khi không có để bán. Bởi vì bây giờ thị trường nhiều người quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu như trước kia sản xuất theo lối truyền thống, sản phẩm rau, quả, trái cây khi vào chính vụ rất khó bán, giá rẻ.

Đặc biệt, sử dụng phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật vi sinh gia đình tôi đã tiết kiệm khoảng 1 triệu đồng/ha rau và giảm khoảng hơn 2 triệu đồng/ha đối với các loại cây ăn trái như thanh long, táo, dưa trong mỗi vụ sản xuất. Năm nay phân bón hóa học, nhất là đạm đắt gấp đôi so với năm ngoái, việc sản xuất theo hướng hữu cơ còn tiết kiệm chi phí hơn số tiền kể trên”.

Không chỉ có gia đình ông Trung, những người sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở Đồng Mai đều có hiệu quả chung về tiết kiệm chi phí và dễ bao tiêu sản phẩm.

Nói về vấn đề này Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Mai Nguyễn Văn Hoàn cho biết: “Năm 2021, phường có 12,7ha cây ăn quả được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu năm 2022 đã được các cơ quan của TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đối với các loại trái cây như chuối, bưởi, nhãn, thanh long, đu đủ, cam, táo.

Các hộ và Tổ hợp tác đều đã kết nối với các đơn vị tiêu thụ quả, rau ra ngoài thị trường dễ dàng. Trái cây khi có giấy chứng nhận sản xuất an toàn VietGAP có giá trị kinh tế cao hơn so với sản xuất bình thường”.

Như vậy, sản xuất cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ tiết kiệm chi phí cho nông dân mà giá bán sản phẩm cũng cao hơn khoảng 5 - 10% so với trước, tùy vào từng thời điểm.

Không chỉ có sản xuất trái cây, hiện nay phường Đồng Mai đang nhân rộng mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn sang các loại rau, củ, quả ở các tổ dân phố khác. Một số bà con sản xuất rau an toàn VietGAP đang cung ứng vào chuỗi tiêu thụ hàng hóa là siêu thị, cửa hàng tiện ích, cho thu nhập cao.

Bưởi VietGAP không lo đầu ra

Bưởi VietGAP không lo đầu ra

Thu nhập cao nhờ nuôi cá VietGAP

Thu nhập cao nhờ nuôi cá VietGAP

Mô hình sản xuất an toàn VietGap

Mô hình sản xuất an toàn VietGap

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ