Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sáng nay, công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2020

Kinhtedothi-Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của 14.732 người dân được chọn ngẫu nhiên trong dân cư Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, với đặc điểm nhân khẩu đa dạng.

Sáng nay (14/4) tại Hà Nội diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam chủ trì tổ chức.

Theo đại diện UNDP Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của 14.732 người dân được chọn ngẫu nhiên trong dân cư Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Trong số những người tham gia phỏng vấn trực tiếp, 14.424 người có hộ khẩu thường trú ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố và 308 người có hộ khẩu tạm trú ở 6 tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư ròng lớn nhất toàn quốc (gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Bắc Ninh).

Báo cáo PAPI 2020 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng DVC của các cấp chính quyền của 14.732 người dân được chọn ngẫu nhiên

PAPI là công cụ phản ánh hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến người dân, với sự tham gia của người dân trong giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền, được thực hiện từ bên ngoài khu vực Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Trong suốt 12 năm qua, có tới 146.233 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công ở nhiều lĩnh vực cụ thể.

Nghiên cứu PAPI đã đi qua hai nhiệm kỳ chính quyền các cấp (2011-2016 và 2016-2021). Vì vậy, dữ liệu PAPI giúp chính quyền các cấp nhìn lại xu thế hiệu quả quản trị qua 10 năm, đồng thời gợi nhắc những dư địa cần tiếp tục cải thiện nhằm củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền các cấp, tạo điều kiện để người dân phát huy tiềm năng trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với chương trình nghiên cứu PAPI do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai liên tiếp tại miền Trung. Song, nhờ sự thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan đồng thực hiện PAPI, gồm Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, khảo sát PAPI 2020 đã thành công dù chậm hơn so với thường lệ 1 tháng.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Còn nhiều việc có thể làm tốt hơn cho người dân

Còn nhiều việc có thể làm tốt hơn cho người dân

27 May, 11:46 AM

Kinhtedothi - Quyết tâm cao, chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành của TP cho tới nỗ lực trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền cơ sở đã tạo nên tiến bộ vượt bậc về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của Hà Nội năm 2024.

Hà Nội: thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất qua hình thức trực tuyến từ ngày 1/6/2025

Hà Nội: thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất qua hình thức trực tuyến từ ngày 1/6/2025

27 May, 09:35 AM

Kinhtedothi – Ngày 27/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội cho biết, từ ngày 1/6/2025, Trung tâm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bằng hình thức trực tuyến.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ