Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ bỏ điểm sàn?

Kinhtedothi - Trước kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, nhiều chuyên gia giáo dục đề nghị Bộ GD&ĐT nên bỏ điểm sàn chung. Điểm sàn sẽ giao cho các trường tự xác định để đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và đảm bảo chất lượng đầu vào.
Trường quyết định điểm sàn

Điều 34 Luật Giáo dục ĐH quy định rõ,  các trường ĐH được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Thế nhưng, kỳ thi “3 chung” của Bộ GD&ĐT (chung đề, chung đợt và chung điểm sàn) được nhiều chuyên gia giáo dục nhận định: Chung đề và chung đợt thì các trường không mất tự chủ, còn chung điểm sàn thì khó. Thậm chí, “việc Bộ yêu cầu sử dụng kết quả chung là vi phạm quyền tự chủ của các trường. Đó là chưa nói, lâu nay Bộ xác định điểm sàn không có cơ sở khoa học. Cả nước có hơn 400 trường ĐH với hàng ngàn ngành nghề, trong khi chỉ có vài khối thi không thể đáp ứng được tiêu chí. Đề thi của Bộ chưa chuẩn cũng như chưa đạt chất lượng thì sao lại phải đặt ra điểm sàn?” - ông Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH bày tỏ.
Nộp hồ sơ tuyển sinh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2013.    Ảnh : Đức Giang
Nộp hồ sơ tuyển sinh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2013. Ảnh : Đức Giang
Ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển, học sinh cứ qua được một bậc học là đủ điều kiện để lên học bậc học trên. Còn khi vào học ở một trường cụ thể, nơi đó sẽ quyết định “đầu vào”. Trường quốc tế RMIT đang hoạt động tại Hà Nội cũng chỉ yêu cầu đầu vào tốt nghiệp THPT (tất nhiên cũng có thêm các tiêu chí khác). Do vậy, đề nghị có tiêu chí khác thay thế điểm sàn của các trường đang được Bộ GD&ĐT nghiên cứu. 

Những trường ĐH top đầu hay các cơ sở giáo dục có thương hiệu thường không quan tâm tới điểm sàn, bởi đa số những nơi này có đầu vào cao hơn điểm sàn của Bộ. Chỉ những trường ngoài công lập và những trường ở địa phương khó tuyển sinh mới phải “bấu víu” vào điểm sàn. Thế nên lãnh đạo một số trường top đầu rất đồng tình với đề nghị phương án thay thế điểm sàn. Có thể, Bộ nghiên cứu lại cách tính điểm sàn năm trước có mang lại nhiều nguồn tuyển cho các trường top dưới hay không để điều chỉnh cho phù hợp. Những trường có phương án tuyển sinh riêng, Bộ không cần yêu cầu điểm sàn, bởi cho dù các trường chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT chưa chắc đã được thí sinh (TS) chọn.

Vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào

Quan điểm các trường tự đề ra các tiêu chí thay thế cho điểm sàn, nhưng phải công khai trước xã hội được nhiều chuyên gia đồng tình ủng hộ. Bởi khi các trường công bố, phụ huynh và TS sẽ biết trường nào ở top trên, trường nào top dưới. Và các trường muốn tồn tại và đào tạo chất lượng không “dại gì” chỉ xét tuyển đầu vào là có bằng tốt nghiệp THPT. Đồng nghĩa Bộ GD&ĐT không phải lo lắng về chất lượng đầu vào hay tuyển sinh theo kiểu “vơ bèo, vạt tép”. Trước lo ngại về chất lượng đầu vào khi không có điểm sàn của Bộ, PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, các trường tự chủ bằng cách không cần thiết phải lấy điểm của 3 môn trong khối thi, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn, đối với ngành mà TS đăng ký có nhiều môn học liên quan đến Toán thì tuyển TS đạt 5 - 6 điểm môn này; ngành liên quan nhiều đến môn Vật lý sẽ tuyển TS đạt điểm 6 môn này trở lên. Ngoài ra, các trường sẽ căn cứ thêm vào kết quả học lực và hạnh kiểm trong 3 năm học phổ thông để chọn TS. Cách làm này sẽ chọn được TS có trình độ tốt hơn khi lấy theo điểm sàn mà không để bị “lọt” các TS giỏi.

Trong khi đó, GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH đưa ra cách lấy điểm không theo sàn, nhưng vẫn đạt yêu cầu. Ví dụ, khối A, ngành Cơ khí, chỉ cần lấy điểm cao môn Vật lý và Toán, môn Hóa được 1 - 2 điểm cũng được. Thậm chí có trường thấy môn Vật lý là quan trọng thì lấy hệ số 2, Toán hệ số 3, Hóa hệ số 1. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị Bộ tổ chức kỳ thi chung trước rồi sau khi có kết quả, TS căn cứ vào kết quả điểm thi của mình để đăng ký xét tuyển vào các trường phù hợp. Cách làm này sẽ giúp các trường tránh được lượng TS ảo, đồng thời, TS sẽ chọn được trường vừa sức học và kỳ thi chung do Bộ tổ chức trở thành một dịch vụ công ích cho các trường.

Như vậy, với đề nghị giao điểm sàn về cho các trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét và đi đến quyết định. Nhưng, theo ý kiến của các chuyên gia, các trường nên hiểu điều quan trọng để TS chọn là thương hiệu và chất lượng đào tạo chứ không phải điểm sàn cao hay thấp. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

30 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Hơn 1,15 triệu thí sinh trên cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ban Chỉ đạo thi quốc gia cho biết, ngay sau khi kết thúc kỳ thi, các địa phương đã bắt tay vào công tác chấm thi để đảm bảo theo tiến độ Bộ GD&ĐT đã đề ra.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: đề thi khó là tất yếu của đổi mới giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: đề thi khó là tất yếu của đổi mới giáo dục

29 Jun, 05:36 PM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã kết thúc phần coi thi được 3 ngày nhưng dư âm về độ khó của đề thi vẫn là chủ đề làm nóng nhiều diễn đàn giáo dục. Nhìn nhận toàn diện về đề thi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, đề thi khó, tăng tính phân loại là sự tất yếu của quá trình đổi mới giáo dục, hướng đến học thật, thi thật, nhân tài thật.

Hà Nội: kết quả thi 10 có công bố sớm hơn dự kiến?

Hà Nội: kết quả thi 10 có công bố sớm hơn dự kiến?

28 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi – Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, các thí sinh, phụ huynh đổ dồn sự quan tâm sang điểm thi và điểm chuẩn lớp 10. Câu hỏi được phụ huynh, học sinh Thủ đô đặt ra nhiều nhất thời điểm này: ngày công bố điểm thi, điểm chuẩn liệu có đẩy sớm hơn so với dự kiến?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ