Kinhtedothi - Ngày 21/4, tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell (Anh) đã đàm phán với các công ty năng lượng lớn của Trung Quốc về việc bán lại cổ phần trong dự án khí đốt lớn với Nga.
Tập đoàn Shell vừa đàm phán về việc bán cổ phần dự án tại Nga cho các công ty Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo tập đoàn Shell, có trụ sở chính tại London, đã thảo luận với các công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC Ltd, China National Petroleum Corp (CNPC) và Sinopec Group về việc nắm giữ 27,5% cổ phần trong liên doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng Sakhalin-2 - dự án Sakhalin-2 được điều hành bởi tập đoàn khí đốt khổng lồ Nga Gazprom.
Cuộc thảo luận trên bao gồm thương vụ bán cổ phần của Shell cho một, hai hoặc cả ba công ty năng lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Shell vẫn sẵn sàng đàm phán với những tập đoàn, công ty tiềm năng khác ngoài Trung Quốc.
Theo một nguồn tin quen thuộc với Shell, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu các công ty năng lượng do nhà nước hậu thuẫn phải thận trọng khi giải quyết các vấn đề liên quan đến Nga.
"Cuộc đàm phán giữa các công ty Trung Quốc và Nga vào thời điểm này chỉ tập trung vào thương mại và phát triển các dự án mới," nguồn tin giấu tên cho biết thêm. Việc tiếp quản các dự án còn dang dở của các công ty phương Tây không nằm trong chương trình nghị sự của các cuộc thảo luận này.
Cuối tháng 2 vừa qua, Shell thông báo công ty sẽ rút khỏi các dự án tại Nga, bao gồm cả nhà máy LNG Sakhalin-2, sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hồi đầu tháng này, công ty nói rằng quyết định thoái vốn khỏi các dự án tại Nga có thể khiến họ lỗ tới 5 tỷ USD.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết nước này không tham gia trực tiếp vào đối thoại giữa Nga và Ukraine, nhưng đánh giá việc hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao của Kiev nhằm bình thường hóa quan hệ với Moscow là rất quan trọng.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.