Những người lính Việt Nam đang chuẩn bị rời khỏi Campuchia sau khi hoàn thành sứ mệnh vào ngày 20/9/1989. Ảnh: AFP |
Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La và trên trang Facebook cá nhân hồi cuối tháng Năm vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có phát biểu cho rằng Việt Nam đã “xâm lược,” “chiếm đóng” Campuchia năm 1979.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore nêu rõ: "Singapore không ủng hộ Khmer Đỏ và không muốn thấy Khmer Đỏ trở lại Campuchia.
Năm 1988, ASEAN từng bảo trợ các nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án Khmer Đỏ để bảo đảm Khmer Đỏ không được tham gia mọi chính phủ sau này ở Campuchia. Singapore và ASEAN đã tích cực hỗ trợ nhân đạo cho người Campuchia."
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long muốn nhấn mạnh rằng ổn định và thịnh vượng khu vực cũng như sự đoàn kết của ASEAN không phải nghiễm nhiên mà có. Sự bất ổn định địa chính trị hiện nay càng khiến các quốc gia ASEAN phải duy trì đoàn kết, thống nhất và tăng cường hợp tác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore cho biết Thủ tướng Lý Hiển Long đề cập lịch sử để giải thích khả năng lãnh đạo và phán đoán đã giúp chấm dứt các cuộc chiến tranh bi thảm gây đau khổ cho người dân Đông Dương, mang lại hòa bình và hợp tác mà khu vực này đang có được ngày nay.
Bộ Ngoại giao Singapore cũng cho biết ngày 7/6, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đã có các cuộc điện đàm giải thích quan điểm chính thức với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn.Thông cáo của Bộ nêu rõ: "Các bên đã nhất trí rằng bất chấp khác biệt lớn trong quá khứ, giờ đây chúng tôi đã lựa chọn hợp tác, đối thoại và tình hữu nghị."