Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng, chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi

Kinhtedothi - Chiều 18/4, Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần, toàn TP ghi nhận 240 trường hợp mắc tay chân miệng tại 30 quận, huyện, thị xã, tăng 49 trường hợp so với tuần trước.

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Nam Từ Liêm 26; Hà Đông, Ba Vì 23; Chương Mỹ 17; Đông Anh 14; Mê Linh, Thanh Trì 13; Hai Bà Trưng 12; Cầu Giấy 11.

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng, chủ yếu là các trường hợp bệnh tản phát, ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (94,7%), ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng, dự báo tiếp tục xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1.216 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; ghi nhận 5 ổ dịch tại: Ba Vì 2; Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh 1. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 24 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại Ba Vì 4; Nam Từ Liêm 2; Cầu Giấy, Đông Anh, Phúc Thọ 1.

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng.

Theo CDC Hà Nội, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, dễ lây lan và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lưu hành quanh năm và thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-11.

Bệnh tay chân miệng do các chủng virus thuộc họ virus đường ruột (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71), trong đó mắc EV71 thường gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất..

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

11 Jul, 07:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Bộ Y tế đã có Công điện số 949/CĐ-BYT gửi Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư 1, 2; Viện Pháp y tâm thần T.Ư, Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa, Trung tâm Pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; các BV, Sở Y tế tỉnh, TP, bộ, ngành về việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Một đoạn clip ghi lại cảnh cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến (Thanh Hóa) được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Trong clip, người nhà bệnh nhân cho rằng bệnh viện chậm chuyển tuyến, thậm chí yêu cầu đóng 2 triệu đồng mới cấp cứu. Đại diện bệnh viện đã lên tiếng phản hồi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ