Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số ca sốt xuất huyết nặng ở TP Hồ Chí Minh tăng 500%

Kinhtedothi - Chỉ trong gần 5 tháng qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận có 6 ca tử vong vì sốt xuất huyết. Trong khi đó, số ca nặng tăng 500%, số ca mắc mới tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tối 19/5, ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, đây không phải lần đầu tiên trong một tháng qua TP cảnh báo về những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết năm nay trên địa bàn.

Theo đó, từ cuối tháng 4, HCDC đã cảnh báo sốt xuất huyết vào mùa và nguy cơ bùng phát theo sau Covid-19.

Nhiều bệnh nhi nhập viện do sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, hiện TP ghi nhận 8.248 ca sốt xuất huyết, trong đó 175 ca nặng, 6 ca tử vong. Cùng kỳ năm 2021, số ca tử vong do sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh là 2, cả năm có 9 ca mất. Một tháng trước, số ca sốt xuất huyết tại TP khoảng 4.500, với 109 ca nặng, hai ca tử vong do phát hiện và nhập viện trễ.

“Trước tình hình trên, ngành Y tế TP thường xuyên kiểm tra, giám sát các địa bàn trọng điểm, các điểm nguy cơ, giám sát ổ dịch và việc xử lý dịch của các địa phương. HCDC cũng tổ chức tập huấn cách xử lý, ngăn ngừa dịch cho nhân viên y tế các quận huyện, phường xã” - ông Nguyễn Hồng Tâm cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Tâm, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị, không phải như bệnh Covid-19 đã có vaccine và có thuốc Molnupiravir nên hoạt động quan trọng nhất là vẫn là phòng ngừa.

Hiện TP Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa mưa, cần phải ngăn chặn việc đọng nước, loại bỏ những địa điểm, vật dụng có thể tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng. Người dân cần lưu ý nếu có biểu hiện như sốt, nhức mỏi đau cơ không có nguyên nhân, hoặc có xuất huyết da thì sớm đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Ngoài ra, lãnh đạo HCDC nhấn mạnh, tác nhân gây sốt xuất huyết là virus Dengue, bệnh không lây trực tiếp từ người qua người, muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Bệnh dễ dẫn đến tử vong khi cơ thể chảy máu, gây sốc. Ba biện pháp tốt nhất để dự phòng bệnh là diệt loăng quăng, diệt muỗi và không cho muỗi đốt.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ