Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng việc học sinh bị trường quyết định “dừng đào tạo”

Kinhtethi – Liên quan sự việc một học sinh Trường THPT Ngô Quyền – Đông Anh bị nhà trường ra quyết định “dừng đào tạo”, Sở GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường có trách nhiệm bố trí, sắp xếp học sinh vào các lớp bảo đảm đúng quy định.

Thông tin một học sinh bị trường ra quyết định “dừng đào tạo” vì phụ huynh thắc mắc về chương trình học thu hút sự quan tâm của dư luận. Chia sẻ về sự việc, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được nội dung trên và đã có chỉ đạo với nhà trường.

Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh. Ảnh tư liệu
Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh. Ảnh tư liệu

Theo đó, sau khi tìm hiểu, xác minh sự việc, Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh có trách nhiệm bố trí, sắp xếp học sinh vào các lớp bảo đảm đúng quy định. Việc bố trí, sắp xếp lại học sinh vào các lớp chỉ thực hiện khi có sự đồng thuận của toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh của lớp và được sự thống nhất của các thầy, cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường.

Sở GD&ĐT yêu cầu Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin về nhà trường theo đúng quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT ngày 3/6/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thông tin công khai theo quy định bao gồm: thông tin chung về cơ sở giáo dục; thu, chi tài chính; điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục phổ thông; kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông.

Cùng với đó, Sở yêu cầu nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định của ngành giáo dục, bảo đảm quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của học sinh nhà trường; báo cáo kết quả thực hiện về Sở GD&ĐT Hà Nội.

Quyết định dừng đào tạo của Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh với một học sinh.
Quyết định dừng đào tạo của Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh với học sinh N.H.

Trước đó, Trường THPT Ngô Quyền – Đông Anh đã ra quyết định "dừng đào tạo" với em N.H - học sinh lớp 12 của trường với lý do: “Nhà trường không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh học sinh. Thời gian dừng đào tạo bắt đầu từ ngày 10/8”.

Phụ huynh em N.H cho hay, trước khi nhận quyết định trên, gia đình  không hề có ý định chuyển trường cho con. Việc nhà trường bất ngờ ra quyết định “dừng đào tạo” ngay trước thềm năm học mới, đặc biệt trước khi học sinh sắp sửa bước vào năm lớp 12 đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con ông.

Nguyên nhân của quyết định trên do năm học 2024 – 2025, Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh có kế hoạch chuyển sang mô hình đào tạo chất lượng cao. Phụ huynh em N.H đại diện một số phụ huynh của lớp còn thắc mắc về vấn đề này nên hẹn gặp lãnh đạo nhà trường để trao đổi. Sau buổi làm việc, vì chưa có tiếng nói chung nên phía nhà trường gợi ý phụ huynh em N.H chuyển trường cho con. Ngày 10/8, gia đình ông nhận quyết định với nội dung con ông bị trường "dừng đào tạo".

Được biết, Trường THPT Ngô Quyền – Đông Anh là trường ngoài công lập, thành lập năm 2007, đóng trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Học phí đại học chưa đủ bù chi phí đào tạo?

Học phí đại học chưa đủ bù chi phí đào tạo?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo “Học nghề có lương”

Đào tạo “Học nghề có lương”

23 May, 05:14 AM

Kinhtedothi - Với chương trình đào tạo “Học nghề có lương” đã giúp học sinh các trường trung cấp, cao đẳng được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, DN đón nhận ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với chương trình này, các em làm chủ tay nghề khi tốt nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường, tự tin bước vào thị trường lao động.

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ