Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sở hữu nhà ở nước ngoài: Thị trường Đông Nam Á được ưa chuộng

KTĐT - Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam sau khi mở rộng thị trường ra khu vực Đông Dương và Myanmar, quan chức Chính phủ và doanh nhân nước ngoài rất chuộng sở hữu nhà tại các nước này.

Tại Lào thị trường biệt thự, liền kề có 3 dự án với tổng nguồn cung 380 căn tập trung ở các quận Chanthabuly, Sisattanak and Sikhottabong. Trong đó, hai dự án ban đầu được xây dựng cho các đại biểu và khách mới tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2004 và Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2012. Sau khi Hội nghị kết thúc, những căn biệt thự/ nhà liền kề được bán hoặc cho thuê lại. Một dự án của chủ đầu tự Việt Nam ở quận Chanthabuly cung cấp 300 căn biệt thự/ nhà liền kề.

Tỷ lệ hấp thụ của 3 dự án này đạt 62%. Giá chào thuê sơ cấp rất đa dạng: Dự án 1 có giá chào từ 302.500 USD đến 385.000 USD/ căn trong khi của dự án 2 được mở bán từ năm 2012, giá chào xấp xỉ 3 triệu USD/ căn và giá chào của dự án 3 gia nhập thị trường năm 2013 từ 210 USD đến 270USD/ m2 đất.

Người mua chính ở thị trường biệt thự là những doanh nhân đến từ các nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Nguồn cung tương lai thị trường biệt thự/ nhà liền kề đến từ 6 dự án tại các quận Chanthabuly, Hadxaifong, Sikhottabong, và Sisattanak. Tất cả các dự án tương lai này đều đang trong tình trạng lên kế hoạch.

Tại Myanmar, thị trường BĐS tập chung chủ yếu ở căn hộ sơ cấp Yangon bao gồm khoảng 1.600 căn từ 21 dự án. Giá chào thứ cấp phổ biến từ 1.100 USD/ m2 đến 1.800 USD/ m2 và giá chào sơ cấp phổ biến từ 1.000 USD/ m2 đến 1.400 USD/ m2. Trong tương lai nguồn cung sẽ đến chủ yếu từ ba dự án chính tại các quận phía Tây và quận Dagon Seikkan, Thanlyin.

Người mua chính các căn hộ là người tiêu dùng cuối cùng trong nước và những nhà đầu tư có nhu cầu mua để cho thuê. Bên cạnh đó, những người sống ở các thành phố khác như Mandalay mua căn hộ để sử dụng như nơi ở thứ hai của mình khi kinh doanh ở Yangon.

Thị trường Campuchia, tập chung chủ yếu ở Phnôm Pênh. Từ năm 2006, tổng nguồn cung lũy kế tại Phnôm Pênh đạt khoảng 10.000 căn. Phân khúc biệt thự, nhà liền kề chiếm khoảng 65% thị phần.

Trong giai đoạn 2010–2012, phân khúc biệt thự/nhà liền kề có đến 1.250 căn được giao dịch hàng năm. Mức giá phổ biến của phân khúc trung cấp đến cao cấp dao động từ 6 tỷ đến hơn 10 tỷ/căn. Tuy nhiên, các căn có mức giá từ 2 tỷ đến 5 tỷ được lựa chọn bởi đa phần người mua, trong đó Borey Penh Houth là thương hiệu nổi tiếng nhất của phân khúc này.

Phân khúc căn hộ có tình hình giao dịch ít hơn với khoảng 250 căn được bán hàng năm trong cùng khoảng thời gian. Mức giá phổ biến của một căn hộ khoảng 1,6 tỷ đến 5 tỷ.

Thị trường nhà ở được hỗ trợ mạnh mẽ từ tốc độ đô thị hóa nhanh của Phnôm Pênh, đặc biệt là phía tây và phía bắc của thành phố. Tuy nhiên, khoảng thu nhập thấp và mức chênh lệch cao giữa người giàu và người nghèo là rủi ro chính của thị trường này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
The Matrix One Premium biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

The Matrix One Premium biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

22 May, 04:20 PM

Kinhtedothi - Khi thị trường địa ốc bước vào giai đoạn “trưởng thành”, cũng là lúc cho sự xuất hiện lần đầu tiên của những siêu phẩm căn hộ mà ở đó, tính biểu tượng vượt thời gian sẽ vượt qua cả những giá trị vật chất đơn thuần.

Thanh khoản chậm nhưng giá shophouse ở Hà Nội vẫn tăng cao

Thanh khoản chậm nhưng giá shophouse ở Hà Nội vẫn tăng cao

21 May, 08:58 AM

Kinhtedothi - Dù là phân khúc đang trong giai đoạn ảm đạm nhưng giá nhiều căn shophouse (nhà phố thương mại) tại Hà Nội vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý, có khu vực tăng tới hơn 70% chỉ trong vòng một năm trở lại đây.

Chặn sớm hiện tượng “tát vét” tài nguyên đất đai

Chặn sớm hiện tượng “tát vét” tài nguyên đất đai

20 May, 05:50 AM

Kinhtedothi - Trước thời điểm sáp nhập tỉnh, vấn đề quản lý đất đai thường xuất hiện nhiều tiêu cực do những lỗ hổng trong hệ thống giám sát và tâm lý "tranh thủ" từ một số cán bộ, lãnh đạo địa phương. Những tiêu cực trong quản lý đất đai trước thời điểm sáp nhập tỉnh là vấn đề đã được cảnh báo, đây là giai đoạn có nguy cơ "lơi lỏng quản lý, tranh thủ trục lợi", do tâm lý “chuyển giao”, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ