Sở Nội vụ Hà Nội sẽ đối thoại với cá nhân, tổ chức về giải quyết thủ tục hành chính
Kinhtedothi-Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại vào sáng 26/4/2025 tại trụ sở Sở Nội vụ, trong đó có trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc của công dân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành chính (TTHC), giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.
Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 2182/TB-SNV về việc tổ chức Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nội vụ năm 2025.
Đây là hoạt động thực hiện Kế hoạch số 1156/KH-SNV ngày 13/3/2025 của Sở Nội vụ Hà Nội về việc tổ chức hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC lĩnh vực nội vụ năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.
Cụ thể, Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại vào sáng 26/4/2025 tại trụ sở Sở Nội vụ (số 75 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), tập trung vào các nội dung: trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc của công dân, tổ chức, doanh nghiệp về TTHC, giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; tiếp thu những ý kiến phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy; tiếp thu những đề xuất, sáng kiến, giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết TTHC.

Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở năm 2025 (ảnh: Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh)
Trong đó, đối thoại về TTHC thuộc 4 lĩnh vực. Thứ nhất là lĩnh vực việc làm, gồm: quản lý, cấp phép người lao động nước ngoài vào làm việc trên địa bàn TP Hà Nội, giải quyết việc làm và quản lý lĩnh vực dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, lĩnh vực an toàn lao động, gồm: đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, làm thêm giờ từ 200h - 300h trong năm, đăng ký khai báo máy/thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và kiểm định máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Thứ ba, lĩnh vực lao động, tiền lương, gồm: đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp, cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, thành lập hội đồng thương lượng tập thể…
Thứ tư, TTHC các lĩnh vực: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm, người có công, hội, tổ chức phi chính phủ, bình đẳng giới, thanh niên...
Thông báo nêu rõ, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia Hội nghị đối thoại có thể thực hiện đăng ký tham gia và gửi câu hỏi về TTHC, giải quyết TTHC bằng cách truy cập link hoặc quét Mã QR trước 15h30 ngày 21/4/2025.

Bộ Nội vụ: tối thiểu 80% TTHC đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình
Kinhtedothi-Bộ Nội vụ phấn đấu tối thiểu 80% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến toàn trình và tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.
Bộ Nội vụ đề xuất không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Kinhtedothi-Dự thảo luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương (T.Ư) đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức cấp T.Ư, cấp tỉnh, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.
Hà Nội: Hạn chế tối đa nhũng nhiễu, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính
Kinhtedothi-Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, hiện 100% thủ tục hành chính (TTHC) của TP Hà Nội được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và được giám sát, kiểm soát chặt chẽ, nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC.