Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La chú trọng phát triển thương hiệu xoài Mường La

Kinhtedothi - Với diện tích vùng trồng cây ăn quả rộng lớn và sản lượng quả đáng kể, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang chú trọng phát triển thương hiệu xoài địa phương.

Đến nay, huyện Mường La đã có 10 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm OCOP 4 sao và 7 sản phẩm OCOP 3 sao. Trong năm 2024, huyện tiếp tục hỗ trợ xây dựng 4 sản phẩm OCOP mới.

Nổi bật trong phong trào phát triển sản phẩm OCOP là xã Tạ Bú với giống xoài địa phương có chất lượng thơm ngon. Năm 2021, xã Tạ Bú được hỗ trợ thí điểm ghép cải tạo xoài địa phương. Kết quả, giống xoài cải tạo cho năng suất, chất lượng cao vượt trội. Trên cơ sở lợi thế của từng địa phương, huyện đã hỗ trợ các hợp tác xã và người dân xây dựng hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP, xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, chuyển đổi số, xây dựng website, đăng ký mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc.

Tháng 11/2022, ông Lò Văn Hinh, bản Két đã vận động các hộ dân trong xã thành lập Hợp tác xã (HTX) Minh Trọng Tạ Bú, liên kết xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến nay, HTX có 7 thành viên chính, 10 thành viên vệ tinh, thực hiện trồng, chăm sóc 17 ha xoài, gồm 10 ha xoài địa phương và 7 ha xoài Đài Loan.

Ban Giám đốc HTX đã xây dựng kế hoạch sản xuất; tuyên truyền, vận động các thành viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm. Các thành viên tích cực học hỏi, tham quan các mô hình để có thêm kinh nghiệm trong phát triển sản xuất. HTX còn được các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn sản xuất theo quy trình VietGAP; hỗ trợ xây dựng và thiết kế bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm...

Ông Lò Văn Hinh cho biết, do sản xuất theo đúng quy trình VietGAP, tháng 4/2024, sản phẩm xoài địa phương của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là động lực để các thành viên tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xoài. Vụ xoài vừa qua, HTX tiêu thụ hơn 25 tấn quả, thu gần 400 triệu đồng.

Sản phẩm xoài địa phương của HTX Minh Trọng Tạ Bú được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào tháng 4/2024. Nhờ tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất, xoài Tạ Bú có chất lượng cao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với hương vị đặc trưng và mẫu mã đẹp, xoài Tạ Bú được thị trường ưa chuộng, bán được giá cao.

Ngoài xoài, HTX Minh Trọng Tạ Bú còn liên kết với các doanh nghiệp triển khai trồng thử nghiệm 5 ha dứa Queen và các loại cây ăn quả khác. HTX hướng tới mục tiêu sản xuất theo hướng hữu cơ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời liên kết tìm kiếm đầu ra ổn định.

Thành viên HTX Minh Trọng Tạ Bú chăm sóc cây xoài sau thu hoạch.

Những thành công trong phát triển thương hiệu xoài Mường La tại xã Tạ Bú là minh chứng cho sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chủ động của người dân và những nỗ lực của các HTX trong việc xây dựng và nâng cao giá trị nông sản địa phương. Đây cũng là động lực để Mường La tiếp tục chú trọng phát triển ngành cây ăn quả, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Sơn La thay đổi nhận thức của bà con về nuôi trồng bền vững

Sơn La thay đổi nhận thức của bà con về nuôi trồng bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ