Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La: nông dân giúp nhau làm giàu

Kinhtedothi - Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã động viên, khuyến khích hội viên nông dân tập trung phát triển đa dạng các mô hình triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi ong mật của gia đình ông Lường Văn Thạch (bản Phèn Sàng, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã) đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Trong vườn nhãn của gia đình ông có 50 tổ ong, năng suất và chất lượng mật tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, thời gian này có thể quay mật từ 1 đến 2 lần/tháng. Với 50 tổ, mỗi năm gia đình ông thu khoảng 2 tạ mật, giá bán từ 200-250 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, 3 ha nhãn, xoài cho thu hoạch gần 12 tấn quả/năm. Sau khi trừ các chi phí, gia đình ông thu lãi trên 170 triệu đồng.

Hộ anh Tòng Văn Cường (bản Mường Nưa, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã) phát triển mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Theo anh Cường, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả và áp dụng chăm sóc 2 ha nhãn chín sớm, nhãn chính vụ, 1 ha xoài ghép, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn quả các loại, tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng. Có vốn, cuối năm 2024, gia đình tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng nuôi 50 con lợn thịt và tận dụng nguồn phân chuồng để bón cho vườn cây ăn quả.

Mô hình nuôi ong rừng lấy mật ở xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai.

Ông Lò Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Lầm, cho biết, từ năm 2024 đến nay, Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội gần 6,7 tỷ đồng, cho 192 hộ hội viên vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, triển khai hỗ trợ 2 dự án trồng và chăm sóc quế, chăn nuôi bò sinh sản với 26 hộ vay vốn, tổng kinh phí gần 820 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng 257 ha nhãn, 114 ha xoài; tận dụng trồng xen 17 ha rau, đậu, 27 ha cỏ voi vào các diện tích cây ăn quả. Từ các mô hình kinh tế hiệu quả đã được nhân rộng, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%.

Gia đình anh Lò Văn Thâng (xã Mường Bú, huyện Mường La) là điển hình trong phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã với tổng thu nhập 400 triệu đồng/năm. Hiện gia đình anh đang trồng hơn 3 ha nhãn và vải. Trong quá trình trồng, chăm sóc, anh được Hội Nông dân xã tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn ghép cành, chăm sóc đúng quy trình, theo dõi sâu bệnh, bón phân cân đối, nhất là chăm sóc cây giai đoạn ra hoa, kết trái. Ngoài ra, anh Thâng còn trồng thêm 2 ha táo đại và mít, kết hợp chăn nuôi để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí.

Những năm qua, nhiều hội viên nông dân huyện Mường La còn thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiêu biểu, HTX Hoa an toàn ở xã Ngọc Chiến, HTX Mật ong đá Chiềng Lao, HTX Hưng Thịnh tại Mường Bú hay HTX Thành Công với sản phẩm gạo nếp tan đạt chuẩn OCOP... Không chỉ nâng cao thu nhập thành viên, các HTX còn tạo thêm việc làm ổn định cho lao động nông thôn, góp phần định hình hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế tập thể, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho nông sản địa phương.

Đến xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, có thể thấy rõ hiệu quả từ các mô hình kinh tế của hội viên nông dân, tiêu biểu là mô hình của ông Hà Văn Tưởng – hội viên bản Khóp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Tận dụng diện tích rừng hiện có của địa phương, ông Tưởng đã phát triển mô hình nuôi 80 đàn ong rừng lấy mật. Bên cạnh đó, ông còn chăn nuôi 3 con lợn nái, mỗi năm xuất bán hơn 150 con lợn giống, đồng thời trồng hơn 1 ha nhãn và mận hậu. Nhờ kết hợp hiệu quả các hoạt động sản xuất, mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 200 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.

Hiện nay, toàn xã Mường Giôn có 82 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Ngoài ra, nông dân trong xã tích cực gieo trồng gần 1.300 ha cây lúa, ngô, sắn; chăm sóc hơn 320 ha cây ăn quả các loại; trồng mới gần 5 ha cây mắc ca. Mường Giôn còn là địa phương có đàn gia súc lớn nhất của huyện, với hơn 10.000 con gia súc các loại. Từ các mô hình kinh tế hiệu quả đã được nhân rộng, đã góp phần nâng thu nhập bình quân của xã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,8%.

Hội Nông dân huyện Mường La hiện có trên 14.700 hội viên, sinh hoạt tại 195 chi hội. Năm 2024, có 213 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Phong trào thi đua “Sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã khích lệ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hội viên. Nhiều hộ hội viên đã chủ động chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và hỗ trợ trực tiếp các hộ khó khăn bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay vốn không lãi, tặng cây giống, con giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiệu quả đã giúp các hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Sơn La "xanh hóa" những vùng đất dốc

Sơn La "xanh hóa" những vùng đất dốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá cà phê hôm nay 10/5/2025: Arabica tiếp tục tăng, đầu cơ thận trọng trên sàn

Giá cà phê hôm nay 10/5/2025: Arabica tiếp tục tăng, đầu cơ thận trọng trên sàn

10 May, 07:07 AM

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 10/5/2025 trong khoảng 128.000 - 128.200 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều phiên cuối tuần. Robusta quay đầu giảm, trong khi Arabica tiếp đà tăng nhẹ. Thị trường trầm lắng, trong bối cảnh đầu cơ trên sàn thận trọng trước các cuộc đàm phán thương mại giữa các quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ