Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Sốt đất” do sự nhúng tay của môi giới không chuyên nghiệp

Kinhtedothi - Thời gian vừa qua tại một số địa phương đã diễn ra một số hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) kiểu “tự phát”, không tuân thủ pháp luật về đất đai; Kinh doanh BĐS, phân lô đất nông nghiệp, quảng cáo sai sự thật... gây ảnh hưởng đến thị trường.

“Loạn” môi giới nhà đất

Trong buổi Tọa đàm “Vai trò của nhà môi giới BĐS trong xu thế mới” vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh do Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết: Số liệu thống kê sơ bộ cả nước có hơn 300.000 người hoạt động môi giới BĐS. Trong đó, số người môi giới có chứng chỉ hành nghề khoảng 30.000. Tuy nhiên các chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định cũ đã hết hiệu lực, số chứng chỉ được cấp lại theo quy định mới chỉ vào khoảng 10.000 trường hợp.

Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã diễn ra một số hoạt động môi giới BĐS tự phát không tuân thủ pháp luật về đất đai; Kinh doanh BĐS, phân lô đất nông nghiệp, quảng cáo sai sự thật... gây ảnh hưởng đến thị trường, thiệt hại cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của lực lượng hoạt động môi giới chuyên nghiệp.

Hoạt động môi giới BĐS không chuyên nghiệp gây ảnh hưởng lớn cho thị trường BĐS. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, vào đầu tháng 3 vừa qua, UBND huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH địa ốc Nam Khương số tiền 100 triệu đồng do lỗi dàn cảnh “chốt” cọc đất tại địa bàn; hay tiếp đó UBND tỉnh Quảng Trị cũng ban hành văn bản xử lý nghiêm hành vi “thổi giá” BĐS nhằm trục lợi... tất cả những trường hợp trên đều có sự tham gia của một lượng lớn những người làm môi giới không chuyên nghiệp.

“Hiện nay, tình trạng sốt đất, làm thị trường BĐS ở một số địa phương trở nên không lành mạnh có sự góp sức của những người làm môi giới BĐS không chuyên nghiệp. Thậm chí, có những nhà môi giới BĐS chuyên nghiệp cũng tiếp tay, tham gia thổi giá, xem đất đai như là hàng hóa để đầu cơ; tạo ra những lợi ích không phải để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các địa phương” – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.

Luật hóa hoạt động môi giới

Xoay quanh nội dung chính trong buổi tọa đàm về vai trò của nhà môi giới BĐS trong xu thế mới, các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, để thị trường BĐS vận hành an toàn, minh bạch, vai trò của nhà môi giới đang ngày càng trở nên quan trọng, nhưng cần lắm những quy định, chế tài khắt khe hơn để “chuẩn hóa” lực lượng môi giới hiện nay.

Tuy nhiên, theo đánh giá công tác quản lý đối với hoạt động môi giới BĐS vẫn còn nhiều lỗ hổng về hành lang pháp lý. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề tồn tại bất cập do các địa phương tổ chức khá chậm và còn khó khăn, việc đào tạo cũng chưa đảm bảo chất lượng nên người được đào tạo thiếu kiến thức tuân thủ pháp luật, gây ảnh hưởng đến thị trường và khách hàng.

“Để hoạt động môi giới dần dần đi vào quy củ hướng đến chuyên nghiệp và thị trường BĐS được minh bạch thì cần hành lang pháp lý, bổ sung quy định pháp luật điều chỉnh theo hướng tăng các biện pháp giám sát của cơ quan chức năng và quyết liệt chế tài” -  Tổng giám đốc Công ty cổ phần Property Trương Anh Tú nói.

Về góc độ pháp lý, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi cho biết: Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, thể chế hóa hoạt động kinh doanh BĐS, trong đó có hoạt động môi giới vào Luật kinh doanh BĐS sửa đổi, sẽ cần xác định rõ vai trò nhà môi giới thế nào? Kỹ năng hành nghề của người môi giới, đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ ra sao? Quy tắc ứng xử, đạo đức hành nghề của nghề môi giới cũng như mối quan hệ giữa người môi giới với các chủ thể khác...

“Vừa qua Chính phủ ban hành 2 nghị định gồm Nghị định 02 (hướng dẫn chi tiết một số điều Luật kinh doanh BĐS) và Nghị định 16 (về xử phạt chính trong lĩnh vực xây dựng). Hai nghị định này quy định cụ thể điều kiện BĐS được đưa vào kinh doanh, điều kiện năng lực tài chính chủ đầu tư và xử phạt (tăng gấp 3 - 4 lần mức phạt so với trước) đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh, môi giới BĐS” – ông Nguyễn Mạnh Khởi thông tin.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng tiêu dùng đổi chiều, shophouse khối đế khó tìm khách thuê

Xu hướng tiêu dùng đổi chiều, shophouse khối đế khó tìm khách thuê

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Dù nằm ở vị trí "vàng" tại các tòa chung cư cao cấp, nhiều căn shophouse vẫn rơi vào tình trạng bỏ trống, treo biển cho thuê ngày đêm. Diễn biến này cho thấy việc đầu tư đang thay đổi rõ nét, khi mặt bằng khối đế không còn là lựa chọn ưu tiên như giai đoạn trước.

Chìa khóa mở cửa an cư cho người trẻ

Chìa khóa mở cửa an cư cho người trẻ

04 Jul, 05:58 PM

Kinhtedothi - Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố mức lãi suất ưu đãi mua nhà ở xã hội (NƠXH) cho người dưới 35 tuổi là tin rất đáng vui mừng của hàng triệu người. Chính sách này áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025, cũng được đánh giá sẽ tạo xung lực mới đối với thị trường bất động sản.

Đồng Nai mở rộng đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

Đồng Nai mở rộng đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

04 Jul, 12:12 PM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 08/2025/QĐ-UBND, quy định cụ thể tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển nhà ở xã hội, trong bối cảnh tỉnh vừa sáp nhập với Bình Phước và đối mặt áp lực lớn về đảm bảo an sinh cho lực lượng lao động.

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục "thả nổi"

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục "thả nổi"

02 Jul, 10:45 AM

Kinhtedothi – Giá bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đang ngày càng “vượt xa” khỏi khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Thị trường chứng kiến nghịch lý: thanh khoản giảm, tồn kho tăng nhưng giá nhà đất vẫn liên tục leo thang, bất chấp những nỗ lực “hạ nhiệt” từ chính sách tiền tệ và điều hành vĩ mô. Vấn đề không chỉ nằm ở cung – cầu, mà sâu xa hơn là cấu trúc giá bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố bất hợp lý – từ pháp lý, tài chính, đến chi phí chìm và cả tâm lý đầu cơ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ