Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sử dụng chảo chống dính đúng cách

Kinhtedothi - Nấu ăn bằng chảo chống dính không đúng cách gây ra nhiều sai lầm tai hại.
Cho chất béo vào không đúng thời điểm
Các bà nội trợ thường bắt chảo lên bếp cho nóng rồi mới cho dầu hoặc thức ăn vào, tuy nhiên cách này đối với chảo chống dính sẽ làm nhanh hỏng hơn vì nhiệt độ quá nóng trong chảo khi đổ dầu sẽ gây sốc nhiệt, bốc khói và làm bong lớp chống dính về lâu dài.
Một trong những ưu điểm của chảo chống dính là có thể giúp bạn hạn chế lượng dầu cho vào khi nấu vì vậy bạn cần phải cho dầu hoặc bơ vào chảo trước sau đó mới đặt lên bếp.
 
Sau khi chế biến, chảo chưa kịp nguội đã rửa ngay
Hành động quen tay mà ta thường làm, là để chảo vừa nấu xong vào bồn rửa và vặn nước cái xèo. Với các loại chảo khác thì không sao, nhưng với chảo chống dính là tối kỵ đấy.
Vì chảo còn nóng, gặp nước lạnh sẽ bị sốc nhiệt, làm chảo biến dạng hay bong tróc lớp chống dính.
Chảo bị bám cặn bẩn khó rửa trôi, bạn thử ngâm chảo trong nước ấm pha với xà phòng, tránh ngâm cả ngày hoặc qua đêm.
Làm nóng chảo chống dính
Với các loại chảo nhôm hay chảo gang thì khi chảo nóng mới cho dầu vào chảo.
Còn với chảo chống dính thì hoàn toàn ngược lại, nên đổ dầu vào chảo trước rồi mới đặt lên bếp lửa. Để chảo rỗng trên lửa to, khi chưa có dầu mỡ hay đồ ăn sẽ rút ngắn tuổi thọ của chảo hơn rất nhiều.
Lưu ý: Khi nấu nướng, sử dụng nhiệt ở mức thấp đến trung bình để bảo vệ lớp chống dính của chảo.
Dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn
Kim loại là kẻ thù số một của chảo chống dính, cho dù chảo làm bằng nhôm nguyên chất dày dặn cỡ nào hay được tráng nhiều lớp chống dính thì lớp chống dính vẫn có thể bị bong tróc.
Hạn chế dùng muỗng, nĩa, xẻng bằng kim loại để đảo thức ăn hoặc dùng dao, kéo cắt thức ăn trực tiếp trong chảo. Thay thế bằng dụng cụ từ gỗ, silicon, tre.
Không thay mới chảo
Bất cứ vật dụng gì cũng có một hạn sử dụng nhất định. Đối với chảo chống dính, sau 1-2 năm sử dụng, bạn nên thay chiếc mới. Bởi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ khiến lớp chống dính bị hao mòn, chảo không còn khả năng chống dinh như ban đầu. Đồng thời, chất chống dính cũng dễ bị biển đổi chất gây nguy hại cho sức khỏe.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ