Sử dụng nguồn lực hiệu quả cho công tác truyền thông chính sách

Cùng dự hội thảo có đại diện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA), các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo sinh viên Học viện.
Là hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tám về chủ đề truyền thông chính sách từ năm 2016 đến nay, Hội thảo năm 2023 là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc làm rõ, đánh giá thực trạng huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực hiệu quả cho công tác này.
Hội thảo hướng đến trả lời các câu hỏi: Thực trạng bố trí, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trong việc bố trí, huy động các nguồn lực cho truyền thông chính sách là gì? Có những kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay nào để huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để truyền thông chính sách hiệu quả?
Hội thảo tập trung làm rõ những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về truyền thông chính sách; kinh nghiệm và cách làm hay trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách tại các bộ, ngành và các cơ quan báo chí. Chỉ thị số 7/CT-TTg, ngày 21-3-2023, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách đã tạo ra sự chuyển động rõ nét trong nhận thức và cách tiếp cận của các bộ, ngành và cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Minh Tuấn - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản cho rằng, các cơ quan báo chí là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách.
Khi truyền thông chính sách tốt, các nhà báo xây dựng diễn đàn chính sách, tạo cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân. Báo chí giúp người dân tiếp nhận thông tin chính sách đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, thảo luận, phản biện chính sách đúng với tinh thần “lấy người dân làm trung tâm” trong truyền thông chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam Lee Byung Hwa, nhận thức được tầm trọng của truyền thông chính sách, truyền thông chính phủ với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, từ năm 2016 đến nay, KOICA Việt Nam đã đồng hành, hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong dự án nâng cao năng lực thực thi chính sách của chính phủ.
Chính sách tốt được truyền thông tốt sẽ được người dân tiếp nhận, ủng hộ và thực hiện, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Muốn truyền thông chính sách hiệu quả, chúng ta cần đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp, có lòng yêu nước.
Trong bối cảnh truyền thông số và bùng nổ thông tin hiện nay, PGS. TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh sự cần thiết của việc đào tạo các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp.
Theo đó, từ năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở chương trình cử nhân truyền thông chính sách nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ, ngành và cơ quan báo chí. Đây một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường truyền thông chính sách.
Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, phông kiến thức chính trị, kinh tế và xã hội, nhà báo, nhà truyền thông chính sách cần tham khảo mô hình, kinh nghiệm quốc tế.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu khẳng định sự quan tâm và các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác truyền thông chính sách là một nguồn lực quan trọng cho công tác này. Bên cạnh đó, các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan báo chí cần tăng cường đầu tư nguồn lực con người, tài chính, công nghệ và các nguồn lực khác để truyền thông chính sách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực thi chính sách.

ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng
Kinhtedothi – Ngày 12/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hàng trăm đại biểu tham gia hội thảo khoa học định hướng Quy hoạch Thủ đô
Kinhtedothi – Sáng nay, 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tuần này, Quốc hội thảo luận về kinh tế -xã hội, Luật Đất đai (sửa đổi)
Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc thứ hai, trong đó dành phần lớn thời gian để thảo luận về kinh tế xã hội, đầu tư công; 3 dự án Luật sửa đổi: Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản.