Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh không của riêng ai

Kinhtedothi - Đôi chân là một bộ phận rất quan trọng giúp nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể và duy trì nhiều hoạt động quan trọng mỗi ngày.

Do đó, sức khỏe đôi chân là vấn đề cần được mọi người quan tâm và hiểu đúng. Một trong những bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân có thể kể đến chính là suy giãn tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn gây ra hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến các biểu hiện tổn thương của tĩnh mạch với các mức độ khác nhau.

Chích xơ tĩnh mạch. Ảnh: Trần Anh

Để biết được mình có bị suy giãn tĩnh mạch chân hay không, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Suy giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh có thể tiến triển với các triệu chứng tăng dần theo thời gian nhưng không quá dồn dập nên dễ khiến người bệnh chủ quan bỏ qua các dấu hiệu. Thực tế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

Loét dinh dưỡng: Những vết loét hình thành trên da gần các tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần khu vực mắt cá chân. Do đó, bạn nên chú ý các bất thường về màu da và đến bệnh viện kiểm tra khi có nghi ngờ.

Huyết khối: Các tĩnh mạch sâu trong chân có thể bị phì đại và hình thành huyết khối khiến chân sưng đau. Tình trạng này nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối (hình thành cục máu đông) và cần được hỗ trợ y tế.

Chảy máu (xuất huyết): Các tĩnh mạch suy giãn ở gần bề mặt da có thể vỡ ra và gây xuất huyết. Bạn cần đến các cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ trường hợp xuất huyết nào.

Suy giãn tĩnh mạch chân có điều trị được không?

Bệnh này có thể điều trị được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Dựa vào triệu chứng và tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị gồm một hoặc nhiều biện pháp. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: Biện pháp dùng thuốc là một trong những điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch. Các thuốc trợ tĩnh mạch có thể được sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Cơ chế hoạt động chính của các thuốc là giúp tăng trương lực và tăng tính thẩm thấu của tĩnh mạch.

Một số các thuốc trợ tĩnh mạch có thể bao gồm các flavanoid, diosmin+hesperidin, rutoside… Trong đó phân đoạn flavanoid vi hoạt tinh chế (diosmin+hesperidin) là một trong những lựa chọn có mức độ khuyến cáo cao có thể được sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Bạn hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc dùng thuốc.

Vớ/tất y khoa: Một trong những lựa chọn có thể được sử dụng ở người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vớ/tất y khoa được thiết kế để tạo ra áp lực ở các tĩnh mạch chân giúp cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, vớ/tất y khoa còn có thể giúp giảm đau, khó chịu và phù nề ở chân.

Có nhiều loại vớ/tất y khoa với kích cỡ và áp lực khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ được tư vấn lựa chọn thích hợp.

Thay đổi lối sống: Một trong các biện pháp có thể giúp bạn giảm đi những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Các biện pháp này có thể bao gồm: Luyện tập thể lực, có một lối sống năng động; giữ cân nặng hợp lý; tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, nên di chuyển/giãn người mỗi 30 phút; kê cao chân khi nằm nghỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho máu trở về tim.
Can thiệp nội tĩnh mạch:

Tiêm xơ: Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ tiêm vào tĩnh mạch giãn một dung dịch tạo bọt giúp hình thành mô sẹo và đóng các tĩnh mạch bị giãn.

Can thiệp bằng laser hoặc sóng cao tần: Các phương pháp này được thực hiện với nguyên lý chung là dùng nhiệt lượng phóng thích từ laser/sóng cao tần để phá hủy tĩnh mạch bị giãn.

Phẫu thuật: Nếu các phương pháp như điều trị nội nhiệt tĩnh mạch hoặc tiêm xơ không phù hợp với bạn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Lưu ý là tuy các phương pháp can thiệp nội mạch/phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch về triệu chứng và thẩm mỹ nhưng việc duy trì thay đổi lối sống, tập luyện vẫn đóng phần quan trọng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Đối với việc tập luyên sau can thiệp/phẫu thuật, bạn phải luôn tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Làm thế nào để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch?

Hiện nay không có biện pháp nào có thể hoàn toàn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn giảm đi nguy cơ suy giãn tĩnh mạch và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Tránh đứng/ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên di chuyển/vận động mỗi 30 phút.

Nên có các khoảng thời gian nghỉ trong ngày, kê chân lên gối khi nằm nghỉ có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Tập thể dục thường xuyên vừa có thể giúp lưu thông máu vừa giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ăn theo chế độ nhiều chất xơ, ít muối.

Tránh mang giày cao gót và quần áo quá chật.

Ngừng hút thuốc: Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể góp phần tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Tránh biến chứng nguy hiểm bằng cách nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Tránh biến chứng nguy hiểm bằng cách nào?

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ