Tác động từ chính sách thuế của Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam
Kinhtedothi – Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam tiếp tục phải đương đầu với những thách thức, khi mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tăng mức thuế thương mại cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu điều này thành hiện thực, nó sẽ có tác động thế nào đến nền kinh tế và thị trường BĐS của Việt Nam?
Với thông tin chính phủ Mỹ sẽ áp mức thuế lên tới 46% đối với khoảng 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, thì thị trường BĐS sẽ xảy ra 3 kịch bản: bi quan, lạc quan và trung tính. Cụ thể:
Kịch bản bi quan
Đầu tư sẽ bị suy giảm, khó khăn về kinh tế nếu chính sách thuế quan của Mỹ, với mức thuế 46% đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam được thực thi, thì các doanh nghiệp FDI trong các ngành xuất khẩu sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì sản xuất và cạnh tranh, đặc biệt là ngành dệt may, giày dép, điện tử... Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong dòng tiền FDI, ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và giảm nhu cầu đầu tư vào thị trường BĐS.
Thị trường BĐS theo đó cũng sẽ giảm sút về đầu tư FDI vào BĐS khu công nghiệp, khi các doanh nghiệp FDI cắt giảm sản xuất, xuất khẩu, nhu cầu về BĐS công nghiệp sẽ giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng. Đồng thời sẽ tác động làm giảm tiêu dùng và đầu tư, bởi mức thu nhập của người lao động giảm sẽ dẫn đến sự suy giảm, đặc biệt là trong các phân khúc BĐS không thiết yếu, làm giảm nhu cầu đối với nhà ở cao cấp, dự án thương mại. Trong kịch bản bi quan, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể của các ngành xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, khiến cho thị trường BĐS gặp khó khăn lớn, đặc biệt là phân khúc BĐS cao cấp và BĐS công nghiệp.

Thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều tác động nếu chính phủ Mỹ chính thức áp dụng chính sách thuế quan mới.
Kịch bản lạc quan
Việt Nam vẫn “vươn mình” nhờ nội lực và chính sách cải cách tích cực. Mặc dù thuế quan Mỹ sẽ tạo ra sự suy giảm trong xuất khẩu, đầu tư FDI, nhưng chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp chuẩn bị và cải cách sâu rộng, giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, duy trì sự phát triển bền vững. Trong đó, những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng, tăng cường nội lực gồm:
Cải cách hành chính và phân cấp, Chính phủ thực hiện cải cách hành chính, sáp nhập các tỉnh thành và tăng năng suất lao động. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí, tạo ra sự linh hoạt trong việc triển khai các dự án BĐS mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó đầu tư nội địa được tăng cường, khi Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, bao gồm tín dụng ưu đãi, giảm thuế cho dự án nhà ở xã hội (NƠXH).
Đặc biệt, dòng tiền từ khối ngoại có thể chuyển sang khối nội nếu các chính sách hỗ trợ đầy đủ, hợp lý. Bởi hiện nay Việt Nam có nguồn kiều hối ổn định từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì tiêu dùng và đầu tư trong nước, đặc biệt là nếu chúng ta duy động được vào nguồn vốn cho Quỹ NƠXH, thay cho đất nền và vàng thì nguồn vốn này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho thị trường BĐS trong thời gian tới.
Trong kịch bản lạc quan, Việt Nam sẽ tận dụng được nội lực và sự chuẩn bị của Chính phủ để duy trì ổn định nền kinh tế và phát triển bền vững. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, phát triển NƠXH sẽ giúp thị trường BĐS tiếp tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động.

Việt Nam có thể đối phó với những thách thức mới xảy ra đối với thị trường BĐS.
Kịch bản trung tính
Đó là sự tăng trưởng hỗn hợp và thách thức đan xen, tình huống mà nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ, nhưng sẽ không gặp phải một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn sẽ đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại và một số thách thức trong việc duy trì ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS.
Trường hợp này, đầu tư FDI và xuất khẩu có thể sẽ giảm, do tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan, nhưng không đến mức làm suy giảm toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp FDI sẽ phải cắt giảm một số khoản đầu tư, điều chỉnh chiến lược sản xuất, dẫn đến sự giảm sút trong các dự án BĐS công nghiệp. Tuy nhiên, sự suy giảm này sẽ không quá nghiêm trọng và doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tận dụng các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư vào những phân khúc BĐS khác.
Trong khi đó, GDP của Việt Nam có thể sẽ giảm nhưng vẫn tăng trưởng ổn định, mặc dù không tăng trưởng mạnh mẽ như trước đây. Mức tiêu dùng và đầu tư cũng sẽ giảm nhẹ nhưng không giảm quá sâu, nhờ vào những biện pháp kích thích từ Chính phủ, đặc biệt là phát triển NƠXH, đầu tư hạ tầng công cộng.
Ở kịch bản trung tính, thì thị trường BĐS sẽ gặp một số khó khăn, nhưng không phải là khủng hoảng toàn diện. Mặc dù thị trường BĐS cao cấp và BĐS công nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng phân khúc NƠXH và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn sẽ duy trì ổn định. Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào những dự án này để đảm bảo cung ứng đủ nguồn cung nhà ở cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm tiêu dùng. Tuy nhiên, các dự án BĐS thương mại sẽ bị chững lại, khó khăn trong việc thu hút đầu tư, do nhu cầu giảm, sức mua yếu, nhưng nhà đầu tư trong nước có thể vẫn duy trì một số dự án nhằm khai thác nhu cầu thực tế về nhà ở và các khu công nghiệp.
Tóm lại, dù có những thách thức, nhưng với sự chuẩn bị từ Chính phủ và khả năng tự cung tự cấp của nền kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì sự ổn định và phát triển trong thời gian tới.

Dòng tiền bất động sản đổ về các thành phố vệ tinh Hà Nội
Làn sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản xanh tại các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội đang ngày càng rõ nét.

Vì sao nhà đầu tư đổ xô về vùng ven để đầu tư bất động sản?
Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá chung cư tại trung tâm Hà Nội leo thang, nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng tìm kiếm cơ hội tại các vùng ven, nơi có mức giá hợp lý, quỹ đất nhiều cùng dư địa tăng trưởng lớn.

Chặn “sóng” đầu cơ bất động sản khi sáp nhập tỉnh
Kinhtedothi - Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh với mục đích mở rộng không gian để phát triển kinh tế - xã hội, cho các đơn vị mới. Đồng thời cũng để tạo ra hành lang và động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực cho tất cả các ngành nghề, trong đó bất động sản (BĐS) được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc sắp xếp quy hoạch lần này.