Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp: Lỗ hổng trong đào tạo lái xe

Kinhtedothi - Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng cần xem xét lại công tác đào tạo lái xe, đặc biệt là lái xe bồn, container để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) có dấu hiệu diễn biến phức tạp trong thời gian qua.
Muốn giảm TNGT cần chú trọng công tác đào tạo lái xe. Ảnh: Quý Nguyễn
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có báo cáo về tình hình TNGT trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2018. Điều đáng chú ý là các vụ TNGT nghiêm trọng trong tháng 9/2018 có dấu hiệu gia tăng đột biến.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng gia tăng

Trong tháng 9/2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.460 vụ TNGT, làm chết 646 người và làm bị thương 1.119 người. So với tháng cùng kỳ năm 2017 số vụ TNGT giảm 117 vụ (tương đương 7,42%), số người chết tăng 26 người (tương đương 4,19%) và số người bị thương giảm 159 người (tương đương 12,44%).
Trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn quốc xảy ra 13.242 vụ TNGT, làm chết 6.012 người, bị thương 10.319 người. So với 9 tháng đầu năm 2017, giảm 1.120 vụ (giảm 7,8%), giảm 113 người chết (giảm 1,84%), giảm 1.467 người bị thương (giảm 12,45%). Trong đó, số vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 6.861 vụ, làm chết 6.012 người, bị thương 3.670 người.
Phân tích về tính chất của các vụ TNGT xảy ra trong tháng 9 cho thấy, các vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên gia tăng trên cả 3 chỉ số so với tháng cùng kỳ năm 2017. Trong đó, số vụ là 765 vụ (tăng 7,3%), số người chết là 646 người (tăng 4,19%) và số người bị thương là 421 người (tăng 9,2%). Trái lại, số vụ va chạm giao thông xảy ra trong tháng 9 là 685 vụ, làm bị thương nhẹ 698 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 170 vụ (giảm 19,88%), giảm 191 người bị thương (giảm 21,48%).

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gia tăng số người chết trong các vụ TNGT xảy ra vào tháng 9, chính là việc để xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình nhất, vụ TNGT giữa xe bồn chở xi măng mang BKS: BKS 24C-063.76 và ô tô khách mang BKS: 25B-000.88 trên QL4D, đoạn qua địa phận huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vào ngày 15/9. Đây được đánh giá là vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khi đã cướp đi sinh mạng của 13 người, làm bị thương 3 người. Kết quả điều tra của cơ quan công an đã làm rõ, nguyên nhân gây tai nạn là do lái xe bồn không làm chủ được tốc độ đã đâm thẳng vào xe khách và kéo cả hai phương tiện cùng lao xuống vực.

Xem lại quá trình đào tạo lái xe

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Đại học GTVT cho biết, số vụ TNGT giảm nhưng số người chết tăng nói lên tính chất nghiêm trọng của những vụ TNGT đã xảy ra. “Nguyên nhân gây TNGT lâu nay được chia ra làm 4 nhóm: Nguyên nhân do con người, nguyên nhân do phương tiện, nguyên nhân do kết cấu hạ tầng giao thông và nguyên nhân do môi trường,... Trong đó yếu tố con người được đánh giá là quan trọng nhất trong việc kiềm chế hay gia tăng TNGT” - GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.
Khoảng 9 giờ, ngày 4/10, tàu hỏa mang số hiệu SE5 chạy từ Ga Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, đến đoạn đường ngang dân sinh trên đường Lê Duẩn (quận Đống Đa) thì bất ngờ có một người đàn ông chạy từ trong ngõ ra. Tổ lái máy đã xử lý hãm khẩn cấp, nhưng do cự ly quá gần, tàu đã đâm thẳng vào người đàn ông, văng xuống đường, tử vong tại chỗ. (Hòa Thắng)
Phân tích về tình trạng gia tăng các vụ TNGT có tính chất nghiêm trọng trong thời gian qua, GS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng, gần đây, những vụ TNGT do xe container hoặc do xe bồn gây ra đang trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông. Thậm chí có nhiều người đi trên đường gặp những loại phương tiện này đều phải tránh từ xa. Do đó, chuyên gia giao thông đô thị đánh giá, để hạn chế các vụ TNGT, cần đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo lái xe, nhất là các lái xe điều khiển xe container, xe bồn... “Về mặt lý thuyết, người điều khiển những phương tiện đặc biệt này cần có một chương trình đào tạo rất bài bản. Thời gian đào tạo có thể phải nâng lên cấp rất chuyên nghiệp chứ nếu đào tạo hời hợt sẽ khó tránh khỏi gây ra tai nạn. Bởi đây là những loại phương tiện có trọng tải lớn, chỉ số chiều dài, bề rộng lớn hơn các loại phương tiện vận tải khác. Khi tai nạn xảy ra hậu quả sẽ rất nghiêm trọng” - GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.

Do vậy, nhiều chuyên gia giao thông đô thị gợi ý, ngoài việc siết chặt công tác đào tạo lái xe, trong quá trình giảng dạy, nếu như đủ cơ sở đánh giá chương trình đào tạo đã đúng cả về lý thuyết và thực hành, nhưng tình trạng TNGT vẫn tiếp tục gia tăng cũng cần xem xét lại chương trình đào tạo đã hợp lý hay chưa? Theo GS.TS Từ Sỹ Sùa, lái xe là loại lao động rất đặc biệt liên quan đến tính mạng con người. Nên muốn giảm TNGT, điều đầu tiên phải quan tâm là công tác đào tạo lái xe, không chỉ về mặt chuyên môn mà cả về mặt ý thức trách nhiệm. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi hạ tầng giao thông chưa đồng bộ cũng như văn hóa tham gia giao thông ở nước ta còn nhiều điểm cần khắc phục.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ