Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tấm lòng vì những người khuyết tật

Kinhtedothi - Liên tục đổi mới, tìm tòi để phát triển nghề thủ công, giúp những người khuyết tật, phụ nữ nghèo ở các xã miền núi là việc làm của anh Nguyễn Ngọc Anh, thôn Gò Sống, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội suốt 11 năm qua .
Sinh ra ở huyện Thường Tín (Hà Nội) - cái nôi của nghề thêu ren, nhưng năm 2002 Nguyễn Ngọc Anh quyết định lên quê vợ ở xã Tản Lĩnh để lập nghiệp. Trớ trêu thay, vào năm 2003, anh không may bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ một người đàn ông cường tráng, anh trở thành người khuyết tật. Lúc đó, anh mới thấu hiểu được khó khăn của những người khuyết tật trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Anh Nguyễn Ngọc Anh dạy mẫu sản phẩm mới cho học viên.
Anh Nguyễn Ngọc Anh dạy mẫu sản phẩm mới cho học viên.
Đứng trước những khó khăn của bản thân, vốn lại biết nghề thêu ren, anh quyết định dạy nghề thủ công này cho những người cùng cảnh ngộ với mong muốn giúp họ vượt lên những khó khăn trong cuộc sống bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình. Từ suy nghĩ đến hành động, 11 năm qua, Nguyễn Ngọc Anh đã luôn tự tìm hiểu, liên hệ phối hợp với DN thu mua để lấy hàng mẫu về dạy nghề cho người khuyết tật, phụ nữ lúc nông nhàn ở các xã miền núi. Các sản phẩm mà anh dạy rất đa dạng, thay đổi theo nhu cầu của thị trường như: Hoa vải, hoa lụa, khăn lụa và túi vải, thú nhồi bông, các sản phẩm may của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Anh tâm sự, việc dạy nghề cho người khuyết tật là cả một quá trình khó khăn để họ lĩnh hội và làm ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là ngôn ngữ để truyền đạt cho người khiếm thính. Trăn trở tự mày mò sách vở và tìm hiểu trên mạng, anh thống nhất với các học viên về ký hiệu khi truyền đạt kỹ năng nghề. Kiên trì với từng học viên, vượt qua rào cản ngôn ngữ, anh đã dạy cho những người khuyết tật từng đường kim mũi chỉ, từng họa tiết theo mẫu, cách đính hạt cườm... 

Đối với nhiều người khuyết tật ở xa như từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, việc đi lại khó khăn, anh đã tạo điều kiện cho học viên ở tại nhà mình. Suốt 11 năm qua, khoảng 40 người khuyết tật đã được học nghề ở cơ sở của anh Ngọc Anh. Nhờ sự tận tình, trách nhiệm của anh, các học viên đã thành thạo nghề và đã tự nuôi sống bản thân. Nhiều người khuyết tật sau khi được học nghề tại đây đã có thể đi làm may ở nơi khác. 

Bên cạnh đó, tranh thủ mấy tháng hè, nhiều gia đình đã cho con em mình đến học thêu, may để làm các sản phẩm thủ công ở cơ sở của anh, kiếm thêm tiền phụ giúp cha mẹ vào đầu năm học mới. Đến nay, cơ sở của anh Nguyễn Ngọc Anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Hiện nay, anh Nguyễn Ngọc Anh đang mở xưởng sản xuất chuyên về thú nhồi bông và bao bì gỗ. Anh hy vọng với hướng đi mới này, cơ sở sẽ thu hút được nhiều lao động, trong đó có nhiều người khuyết tật để làm. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025

Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025

16 Jul, 05:14 PM

Kinhtedothi – Việc tăng lương tối thiểu không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy DN phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với DN. Vì thế, chuyên gia và người lao động mong muốn được tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025.

Phú Thọ: nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn

Phú Thọ: nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn

16 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Chiều 16/7, Trung tá Lường Văn Ước, Trưởng Công an xã Đức Nhàn, tỉnh Phú Thọ, cho biết, đơn vị cùng các lực lượng phối hợp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ