Tâm sự từ một gia đình trong số gần 100 triệu người bị Covid-19 đẩy vào cảnh nghèo đói

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công nhân may Dipali Roy tại Bangladesh tâm sự, cô còn không đủ tiền để trang trải bữa ăn hàng ngày.

Gần 100 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo do Covid-19
Cô và chồng, Pradip Roy đều là công nhân may mặc ở Bangladesh khi đại dịch Covid-19 nổ ra vào đầu năm ngoái. Đại dịch đã khiến nhà máy nơi họ làm việc sa thải hàng loạt nhân công, trong đó có hai vợ chồng.
Trước đó công việc họ làm lâu năm là sản xuất quần, áo sơ mi và áo khoác. Và cũng giống như vô số người di cư khác, họ buộc phải chuyển về quê để giảm chi phí.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng 97 triệu người trên toàn cầu rơi vào cảnh nghèo đói do đại dịch vào năm 2020 với mức sống dưới 2 USD/ngày.
 Vợ chồng Dipali Roy và Pradip Roy. Ảnh: CNN
Cho đến nay chưa có cải thiện nhiều về vấn đề này. "Trên toàn cầu, đói nghèo gia tăng kể từ năm 2020 do Covid-19 vẫn còn kéo dài, đẩy 97 triệu người vào cảnh nghèo khó”,  WB cho biết.  
"Chúng tôi hầu như không có đủ tiền để trở về nhà", Dipali Roy cho biết trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng địa phương, tại một căn lều lợp tôn ở một ngôi làng ở phía bắc Bangladesh.
Hai vợ chồng phải cố gắng vay nợ để mở tiệm kinh doanh nhỏ, nhưng ban đầu gặp khó khăn. Một số tổ chức phi lợi nhuận địa phương đã yêu cầu tài sản thế chấp nhưng họ không có.
Trên hết, "thực phẩm là vấn đề lớn nhất",  Dipali cho biết. Cô gái 20 tuổi, lúc đó đang mang bầu nhưng có thời điểm mỗi ngày chỉ được ăn một bữa.
Năm 2020 đánh dấu bước thụt lùi lịch sử trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu, với số lượng người nghèo nhất thế giới tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm, theo WB.
Carolina Sánchez-Páramo, Giám đốc toàn cầu về nghèo đói và công bằng tại WB, ví đại dịch này giống như một thảm họa tự nhiên sẽ nhanh chóng lan rộng ra ngoài tâm chấn khu vực Đông Á.
"Chúng tôi biết một cơn sóng thần sắp đến", Carolina chia sẻ với CNN Business khi  khẳng định không sớm thì muộn cú sốc kinh tế này cũng sẽ lan đến các quốc gia đang phát triển khác.
Bất bình đẳng gia tăng
Ngay cả khi hàng chục triệu người bị đẩy vào cảnh túng quẫn, giới siêu giàu trên thế giới vẫn tiếp tục giàu hơn. Theo Cơ quan Bất bình đẳng Thế giới,  năm 2020 chứng kiến tỷ lệ tăng tài sản cao kỷ lục của các tỷ phú.
Trong khi 1.000 người giàu nhất thế giới chỉ mất 9 tháng để lấy lại lại đà đi lên giữa đại dịch, thì có thể phải mất hơn một thập kỷ nữa để những nhóm người thiếu may mắn nhất phục hồi, theo báo cáo bất bình đẳng hàng năm của Oxfam International, công bố vào tháng 1.
Shameran Abed, giám đốc điều hành của BRAC International, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về xóa đói giảm nghèo ở châu Á và châu Phi, đã chỉ ra khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng, khẳng định "ba người giàu nhất thế giới" có thể xóa sổ tình trạng cực nghèo trên Trái đất.
 
Gần đây, 1% người giàu nhất thế giới cũng đối diện áp lực phải tham gia hàng đầu đã phải chịu áp lực khi tham gia vào các vấn đề nhân đạo.
Vào tháng 11, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thuộc Liên Hợp quốc đã kêu gọi các tỷ phú bao gồm hai người đàn ông giàu nhất thế giới, Jeff Bezos và Elon Musk, "hãy có hành động ngay, chỉ cần 1 lần thôi".
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Giám đốc WFP David Beasley nói rằng việc đưa ra 6 tỷ USD, tương đương khoảng 2% giá trị tài sản ròng của Musk, có thể giúp giải quyết nạn đói trên thế giới.
"Khoảng 6 tỷ USD có thể giúp 42 triệu người thoát khỏi cảnh chết chóc theo đúng nghĩa đen", ông nói thêm.
Lời kêu gọi này đã nhận được phản hồi từ Elon Musk. Tỷ phú này khẳng định trên Twitter rằng nếu tổ chức có thể đưa ra "cách chính xác" mà nguồn tài trợ này giải quyết được vấn đề thì bản thân sẵn sàng “bán cổ phiếu Tesla để thực hiện”.  
Những tia hy vọng le lói
Trở lại Bangladesh, gia đình nhà Roys đang có những ngày tốt đẹp hơn.
Sau khi có được khoản vay 466 USD, cặp đôi mua một chiếc xe tải và một con dê để tự trang trải cuộc sống. Pradip Roy hiện đang làm tài xế chở khách với mức lương tương đương khoảng 6 USD/ngày. Anh cho biết gia đình không định quay lại thành phố và hiện đang dành dụm để mua một con bò và một số đất nông nghiệp.
Về mặt kỹ thuật, cả hai đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, thì những khó khăn của cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa từng thôi ám ảnh họ.
Dipali Roy chia sẻ cảm giác đói cồn cào trong thời gian mang bầu trước đó là khoảng thời gian "đau đớn nhất" trong cuộc đời mình. "Nếu tôi nghĩ lại hoặc nhớ lại những khoảng thời gian đó, trái tim tôi sẽ bật khóc”, cô nói

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần