Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tận dụng cơ hội từ “đại bàng” Mỹ

Kinhtedothi- Phái đoàn 52 DN Mỹ gồm các công ty quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, bán dẫn, tài chính, năng lượng, giải trí, du lịch… đã đến làm việc tại Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Phái đoàn 52 DN Mỹ gồm các công ty quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, bán dẫn, tài chính, năng lượng, giải trí, du lịch… đã đến làm việc tại Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh. Trong đó, có những tên tuổi lớn như: Boeing, SpaceX, Netflix, Pfizer, Abbott, Citibank, Meta, Amazon… hay các công ty đã hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam như: Coca-Cola, PepsiCo, Apple…

Chuyến đi này của các DN Mỹ thể hiện sự quan tâm lớn đến cơ hội hợp tác với Việt Nam, một nền kinh tế tăng trưởng đến 8% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm. Ngoài tiềm năng tăng trưởng, dân số và sức mua của thị trường cũng là những mặt lợi thế của Việt Nam. Tính chung từ trước đến nay, theo Bộ KH&ĐT, đầu tư từ xứ cờ hoa vào Việt Nam có khoảng hơn 1.200 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 11,4 tỷ USD, xếp thứ 11 trong tổng số các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam.

Trong khi Việt Nam hiện tập trung cho chuyển đổi số, đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ số, công dân số, kinh tế số, xã hội số - đây vốn là những vấn đề được phía Mỹ rất quan tâm.

Đang có hàng nghìn tỷ USD được kỳ vọng từ phái đoàn DN Mỹ lớn nhất từ trước đến nay đến Việt Nam. Cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của DN nước này đối với Việt Nam và các nước ASEAN, trong bối cảnh Mỹ đang thiết lập lại chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng tự chủ, an toàn và tìm kiếm điểm đầu tư mới.

"Nhà đầu tư số 1", "nhà đầu tư chiến lược" là những cụm từ thường được nhắc đến khi nói về Mỹ, sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm 2000. Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Mỹ sẽ không chỉ như con ong đi “hút mật”, mà còn “thụ phấn”, đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam và đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Các DN “đại bàng” Mỹ cho biết, sẽ mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, năng lượng xanh, logistics, hoạt động nghiên cứu và phát triển... Đây là cơ hội để chúng ta có được nguồn đầu tư FDI chất lượng cao. Chính phủ, các DN cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội bởi không chỉ Việt Nam, nhiều đối thủ nặng ký khác cũng đang rất sẵn sàng.

Cách đây ít ngày, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2023, các Hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng chính sách thiếu nhất quán, thủ tục phức tạp, kéo dài đang làm tăng chi phí cho DN. Một thách thức lớn khác là Việt Nam chưa sẵn sàng nguồn nhân lực cao cấp trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến máy bay, tàu vũ trụ… Để cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ công…

Nâng cao hơn nữa môi trường đầu tư thông qua việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi là công bằng, minh bạch, có thể dự đoán được; xây dựng môi trường pháp lý hợp lý. Đẩy mạnh khai phá tiềm năng của nền kinh tế số. Cùng với đó phát triển lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu; cải cách thị trường vốn để thúc đẩy đầu tư...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

15 Apr, 05:40 AM

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

Nền tảng cho phát triển

Nền tảng cho phát triển

14 Apr, 05:46 AM

Kinhtedothi - Nền tảng Bình dân học vụ số vừa ra mắt đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội hưởng ứng. Đây được coi là một giải pháp đại chúng để người dân, kể cả những đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số - tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ