Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng cường phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - Ngày 29/3, Sở Y tế TP Hà Nội phối hợp tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP).
Hội nghị nhằm trang bị cho những người thực hiện nhiệm vụ về công tác ATTP về phân cấp thực hiện các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác ATTP trên địa bàn TP trong thời gian tới.
 Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung phát biểu tại hội nghị
Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết: Trên địa bàn TP hiện nay có 70.000 cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm, 454 chợ, 120 siêu thị, gần 1000 điểm giết mổ gia súc gia cầm.

Nhằm đẩy mạnh chính sách hội nhập, tăng cường quản lý ATTP, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với ATTP trong tình hình mới, toàn hệ thống chính trị của TP đã vào cuộc đẩy mạnh công tác ATTP trong thời gian qua. Nghị định 15 thay thế cho Nghị định 38 của Chính phủ.

Trong đó có một số điều mới, liên quan trực tiếp đối với các sở ngành, đặc biệt là Sở Y tế, Sở Công Thương và Sở NN&PTNT, các quận huyện để thực hiện triển khai nội dung. Cụ thể là về thủ tục đăng ký công bố sản phẩm; kiểm tra nhà nước về công tác ATTP đối với các sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; về điều kiện ATTP, sản xuất kinh doanh và các chất phụ gia.

Qua nội dung trao đổi cho thấy những người tham gia hội nghị đều là những người trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra và quản lý ATTP, đã nghiên cứu rõ văn bản và đặt ra những vấn đề rất sát với thực tiễn.

Đa số các ý kiến đều cho rằng, cần thống nhất làm rõ các khái niệm, giải thích từ ngữ trong các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai. Cụ thể như theo ý kiến của đại diện quận Hai Bà Trưng muốn làm rõ “cơ sở sơ chế nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình”; Chi cục ATPP muốn làm rõ các quy định về “chỉ tiêu an toàn”; đại diện quận Hoàng Mai muốn làm rõ về khái niệm “cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ”…

Với quan điểm các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác ATTP trên địa bàn, các ý kiến nêu ra cũng mong muốn làm rõ cách quản lý cụ thể đối với các cơ sở kinh doanh cá nhân, nhà hàng trong khách sạn, nhà ăn trong trường học…và các chế tài xử lý đối với những trường hợp nếu vi phạm về không đủ điều kiện ATTP.

Nhận thấy quy định thường “chậm” hơn so với thực tiễn và yêu cầu của người dân về cơ sở pháp lý để triển khai ngày càng cao hơn, các đại biểu đều mong muốn những kiến nghị, những vướng mắc trong quá trình triển khai được nêu ra sẽ được bổ sung trong các thông tư hướng dẫn, để lấp dần những “khe hở” trong quy định.

Ghi nhận các ý kiến đề xuất, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết sẽ có báo cáo để cấp trên sửa đổi trực tiếp vào các thông tư đã ban hành. Đồng thời sẽ tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương để triển khai thực hiện.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ