Tạo tiền lệ mới
Theo những nội dung đã được cung cấp cho giới báo chí và truyền thông, bộ luật mới này bao hàm những quy định cụ thể còn nghiêm ngặt hơn tất cả bộ luật quốc gia của các thành viên EU về chuỗi cung ứng.
Có hai điều rất đáng được chú ý trong bộ luật mới này của EU về chuỗi cung ứng. Thứ nhất, nhân tố bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu trái đất, điều kiện lao động và nhân quyền được đặc biệt coi trọng và đóng vai trò quyết định các bên tham gia chuỗi cung ứng được chấp nhận hay bị trừng phạt ở thị trường EU. EU đưa ra những quy định mới và ngặt nghèo này để tránh tai tiếng và kiện tụng liên quan đến các DN hoạt động kinh doanh trên thị trường EU như gia công, chế biến hay sử dụng cung ứng sản phẩm của các DN khác ở bên ngoài EU. Những vụ tai tiếng lừng danh nhất là DN của EU gây ô nhiễm môi trường ở Nigeria, không đảm bảo điều kiện lao động an toàn ở Pakistan hay Bangladesh...
Thứ hai, bộ luật mới của EU khép DN vào trách nhiệm đảm bảo những tiêu chuẩn, điều kiện chung nói trên ở cả những DN cung ứng cho họ và chịu trách nhiệm pháp lý, cũng như vật chất cho những vi phạm quy định luật của các DN cung ứng cho họ. Bộ luật riêng của EU và chế tài chuỗi cung ứng cho các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh riêng trên thị trường EU nhưng lại có tác động rất to lớn, mạnh mẽ, sâu rộng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Sẽ có không ít nền kinh tế trên thế giới rồi đây cũng sẽ phải điều chỉnh luật pháp của họ về chuỗi cung ứng để tương thích với bộ luật mới của EU. Trên phương diện này, EU vừa định hướng vừa tạo tiền lệ mới.

Việt Nam đề nghị EU tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu
Kinhtedothi - Đó là một trong những nội dung được đề cập tại cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans sáng 18/2.
EU mong muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Frans Timmermans khẳng định EU coi trọng quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam- EU, đặc biệt mong muốn tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực thương mại- đầu tư, phát triển bền vững…

EU chặn nguồn tiền thiết yếu của chính quyền quân sự Myanmar
Kinhtedothi - Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với giới cầm quyền tại Myanmar, tập trung vào một công ty dầu khí nhà nước vốn là nguồn thu chính của quân đội, hơn 1 năm sau cuộc đảo chính.