Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thận trọng tái đàn vịt

Kinhtedothi - Sau gần 2 tháng liên tục tăng giá, thời điểm hiện tại, giá vịt thương phẩm đã có dấu hiệu chững lại. Với mức giá hiện nay, cộng với chi phí chăn nuôi tăng, người nông dân cần thận trọng khi tái đàn vịt.
Trang trại chăn nuôi vịt tại Chương Mỹ.
Theo dõi sát thị trường vịt thương phẩm mấy ngày nay, anh Lê Đình Đô, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ không khỏi lo lắng vì giá vịt có chiều hướng chững lại. Hiện giá vịt bán xô đang có giá 45.000 đồng/kg và đang tiếp tục giảm. Anh Đô cho biết, nếu như trước đây giá thành sản xuất (gồm con giống và thức ăn) khoảng 30.000 đồng/kg vịt thì người chăn nuôi hòa vốn. Tuy nhiên, với giá thức ăn chăn nuôi hiện nay, vịt phải bán được giá xấp xỉ 40.000 đồng/kg mới đủ vốn. Theo chia sẻ của anh Đô, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, do đó chi phí chăn nuôi tăng vọt. Hiện giá một bao cám 25kg là 240.000 đồng (tăng 40.000 đồng/bao so với cùng thời điểm năm 2020). “Đàn vịt lai bơ 1.000 con của gia đình tôi mới được hơn 40 ngày tuổi. Nếu giá vịt giảm xuống dưới 40.000 đồng/kg thì coi như nuôi không công 2 tháng trời” – anh Đô chia sẻ.
Không chỉ giá thức ăn chăn nuôi, giá con giống cũng theo đà tăng. Hiện giá giống vịt bơ lai có giá 8.000 đồng/con, tăng 3.000 đồng/con so với tháng trước. Chọn phương án an toàn, tránh bị lỗ vốn, nhiều trại chăn nuôi quyết định giảm đàn, thậm chí ngừng chăn nuôi. Trang trại vịt của ông Phạm Văn Tiêu ở xã Văn Phú, huyện Thường Tín trước đây luôn duy trì trên 3.000 con vịt thịt. Nhưng từ sau Tết giá cám tăng cao, trong khi giá vịt giảm sâu, vì sợ bị lỗ vốn nên lứa này ông Tiêu chỉ nuôi 1.000 con. "Tôi định vào đàn mới nhưng vẫn đang nghe ngóng thị trường rồi mới quyết định”– ông Tiêu cho hay.

Theo Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên người chăn nuôi vịt giảm đàn, nhằm tránh rủi ro. Trong khi đó, đồng ruộng chưa thu hoạch, không có chỗ chăn thả nên người dân chưa chăn nuôi vịt thả đồng. Tuy nhiên, theo ông Sơn, vịt là vật nuôi ngắn ngày (một lứa chỉ từ 55 – 60 ngày được xuất bán), do vậy việc tái đàn sẽ nhanh. Người dân không nên thấy giá vịt tăng cao mà tái đàn ồ ạt sẽ dẫn tới tình trạng cung thừa cầu. Thêm vào đó, thời điểm này, dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, vì vậy người chăn nuôi nên cân nhắc tái đàn trong thời điểm hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ