Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thận trọng trong thanh toán điện tử

Kinhtedothi - Thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt ngày càng trở thành phương thức được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, người dùng cũng gặp không ít rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán, giao dịch chuyển tiền, dẫn đến việc mất mát tài sản hoặc thông tin cá nhân.

Rủi ro thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng, số thẻ visa... có thể bị đánh cắp thông qua các website giả mạo, email lừa đảo, hoặc phần mềm độc hại. Kẻ gian có thể sử dụng thông tin giả mạo để thực hiện giao dịch trái phép hoặc bán thông tin cho các bên thứ ba. Rủi ro về tài chính là bị lừa đảo, mất tiền trong tài khoản. Còn có trường hợp chuyển nhầm sang tài khoản khác, thậm chí nhiều người chuyển nhầm đến vài chục triệu đồng.

Chuyển khoản nhầm và được trả lại là chuyện không hiếm trong giao dịch trực tuyến hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tự giác trả lại tiền chuyển nhầm. Theo quy định, chủ tài khoản nhận phải phối hợp hoàn trả lại khoản tiền chuyển nhầm vào tài khoản của mình.

Trong trường hợp người nhận đã sử dụng số tiền chuyển nhầm, có thể thỏa thuận với người chuyển về thời gian để hoàn trả tiền. Nếu quá thời gian quy định mà người nhận vẫn chưa hoàn trả, ngân hàng sẽ thông báo đến khách hàng để khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Gần đây, cơ quan công an đã khởi tố một loạt vụ hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Theo Bộ Công an, trường hợp người được chuyển tiền không biết thông tin người chuyển nhầm thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc không trả lại số tiền chuyển nhầm, rút tiền để sử dụng bị coi là chiếm giữ tài sản của người khác và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm dưới 10 triệu đồng thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3 - 5 triệu đồng; nếu sử dụng số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do người khác chuyển nhầm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; nếu sử dụng số tiền từ 200 triệu đồng trở lên thì có thể bị phạt tù từ 1 - 5 năm.

Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, vì vậy, nhu cầu thanh toán khi mua hàng online cũng tăng lên. Với công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, tiện ích.

Sự thuận tiện của thanh toán điện tử không thể phủ nhận, nhưng người dùng cần tỉnh táo với các rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán trực tuyến. Ngoài việc khách hàng cần cẩn thận, bằng cách thức thiết lập các biện pháp phòng ngừa để bảo mật thông tin cá nhân; kiểm tra kỹ mọi trường thông tin trước khi bấm lệnh chuyển tiền.

Khi chuyển nhầm tiền đến tài khoản của người khác, hoặc nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình mà không xác định được người gửi nên chủ động báo ngay với ngân hàng về số tiền được chuyển nhầm để xác minh, hoặc trình báo ngay với cơ quan công an nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể về biện pháp giải quyết. Đồng thời, cũng không nên tự ý chuyển trả lại tiền khi không có bên thứ ba chứng kiến, để tránh các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Đề xuất giảm phí, lệ phí trong trường hợp người dân thanh toán trực tuyến

Đề xuất giảm phí, lệ phí trong trường hợp người dân thanh toán trực tuyến

Trên 90% người gửi xe máy đã thanh toán trực tuyến

Trên 90% người gửi xe máy đã thanh toán trực tuyến

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thể chế kiến tạo phát triển

Thể chế kiến tạo phát triển

06 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Đột phá tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế với tư duy vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, để thể chế thực sự là động lực, là mục tiêu của sự phát triển nhanh, bền vững.

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

05 May, 05:19 AM

Kinhtedothi - Gần đây, liên tiếp nhiều vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng triệt phá như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt nêm giả… đang dấy lên lo ngại về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dần bị xói mòn.

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

01 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của Đế quốc Mỹ tại miền Nam. Trong ký ức của ông Lê Thanh Giản, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 13, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào dù 50 năm đã trôi qua.

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

29 Apr, 12:52 PM

Kinhtedothi - Công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để hình thành đơn vị hành chính cơ sở có quy mô lớn, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được các cấp, ngành gấp rút triển khai theo đúng lộ trình, mục tiêu.

Sát hạch để “vì việc tìm người”

Sát hạch để “vì việc tìm người”

27 Apr, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tại Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch công chức nhằm bố trí người lao động vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực và trình độ. Đề xuất này thể hiện một bước tiến lớn trong tư duy quản lý hành chính và nếu các giải pháp sát hạch được thực hiện hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thực chất, sẽ góp phần khắc phục được sự trì trệ trong giải quyết công việc của một bộ phận.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ