Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thành công từ sản phẩm chuyên dụng nông nghiệp công nghệ cao

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trên thế giới, các sản phẩm chiếu sáng trong nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã khá phổ biến và được đánh giá cao về chất lượng.

Táo bạo chấp nhận “cuộc chơi”, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã thành lập riêng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếu sáng để tạo ra chuỗi liên kết các nhà khoa học (KH) và chuyên gia các lĩnh vực chiếu sáng, sinh học, KH vật liệu, cùng bà con nông dân thực hiện nghiên cứu, sản xuất (SX) nhiều loại nguồn sáng chuyên dụng có chất lượng phù hợp, tiết kiệm điện năng và giá cạnh tranh.

Lấy đơn đặt hàng làm cơ sở nghiên cứu

Người dân mua đèn chuyên dụng NNCNC của nước ngoài thường phải chịu chi phí rất cao, mà sản phẩm lại không phù hợp môi trường khí hậu, tập quán sử dụng của nông dân nên hiệu quả thường thấp.
Thành công từ sản phẩm chuyên dụng nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 1
Trong bối cảnh dòng sản phẩm này đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu thực hiện, Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông chọn cách tiếp cận khác biệt, đó là: Nghiên cứu theo thực tế SX, nghiên cứu các sản phẩm chiếu sáng hướng đến đối tượng sử dụng theo yêu cầu của khách hàng, theo đơn đặt hàng... Nhằm tạo ra
Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã từng đứng trên bờ vực phá sản, nhưng nhờ ứng dụng KHCN, thành lập hẳn trung tâm nghiên cứu, mời được các nhà KH hàng đầu về chiếu sáng về hợp tác, đã góp phần đưa đơn vị vào Top 500 DN lớn nhất Việt Nam, hàng năm đóng góp cho ngân sách 220 tỷ đồng, năm 2014 đạt doanh thu 2.806 tỷ đồng (tức mỗi công nhân tạo doanh thu gần 1 tỷ đồng). Đáng nói là nhờ đưa KHCN vào, Rạng Đông làm ra được các loại bóng đèn mà cường độ chiếu sáng phù hợp với từng loại cây trồng, cùng với việc đưa công nghệ đèn LED vào SX nên xuất khẩu rất tốt, năng suất lao động (NSLĐ) tăng cao: Một công nhân Rạng Đông có NSLĐ cao gấp 15 lần NSLĐ trung bình của xã hội và gần 100 lần NSLĐ của người nông dân. Vì thế, chúng tôi rất coi trọng việc đưa tiến bộ KHCN vào SX để nâng cao NSLĐ.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân
các loại đèn chuyên dụng phù hợp mọi đối tượng, cơ sở KH nghiên cứu của Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông chính là liên kết tri thức liên ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Trung tâm kết hợp với chuyên gia ở các lĩnh vực sinh học, chiếu sáng, công nghệ chế tạo vật liệu chuyên dụng, thực vật học, chăn nuôi; chuyên gia chế tạo đèn chuyên dụng, và bà con nông dân. Thực hiện liên kết “nhà sản xuất - nhà khoa học - nông dân” chính là cách để DN tìm ra loại đèn chiếu sáng chuyên dụng phù hợp với các đối tượng cây trồng, theo thực tế SX của bà con. Nhờ đó, 2 “nút thắt” của thực tế SX đang được giải quyết: SX được loại đèn chuyên dụng có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh thay thế sản phẩm nhập ngoại; lại đảm bảo tiết kiệm điện năng chiếu sáng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Vượt khó, khẳng định hướng đi đúng

PGS.TS Đỗ Xuân Thành - Giám đốc khoa học Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông chia sẻ: Khó khăn lớn nhất chính là phải liên kết tri thức từ nhiều ngành, vận động được người nông dân tham gia nghiên cứu cùng các nhà KH và nhà SX; phải hiểu rõ tập quán SX nông nghiệp, từng đối tượng cây trồng… để tạo ra nguồn sáng phù hợp. Ngoài ra, còn khó khăn về vốn đầu tư, DN phải tự bỏ vốn để nghiên cứu và chấp nhận nhiều rủi ro... “Công ty đã từng phải đền bù cho nông dân khi thử nghiệm công thức đèn chiếu sáng không thành công. Song, quan trọng là chúng tôi dám làm, và mỗi lần thất bại trong nghiên cứu là một lần có được bài học quý. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ có các công ty dịch vụ chuyên về chiếu sáng NNCNC. Khi đó, việc đưa sản phẩm chiếu sáng chuyên dụng cùng các giải pháp, quy trình chiếu sáng kèm theo vào SX NNCNC sẽ đem lại giá trị gia tăng cao hơn” - PGS.TS Đỗ Xuân Thành nhấn mạnh.

Theo Hội Chiếu sáng Việt Nam, Rạng Đông là DN tiên phong và bước đầu khẳng định thành công trong nghiên cứu SX sản phẩm chiếu sáng NNCNC tại nước ta. Hiện nay, Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông đã nghiên cứu chế tạo được bóng đèn chuyên dụng chiếu sáng trong: Điều khiển ra hoa cây thanh long, cây hoa cúc, nuôi cấy mô, rau mầm rau đô thị, nuôi trồng tảo, đánh bắt thủy sản. Sản phẩm từng bước được thương mại hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Hơn nữa, DN đang có kế hoạch cung cấp nhiều giải pháp, quy trình chiếu sáng hiệu quả cho SX NNCNC.

Chẳng hạn, thực nghiệm tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Viện Sinh học nông nghiệp cho thấy: Từ khi sử dụng bộ đèn chiếu sáng chuyên dụng Rạng Đông, cây nhân chồi nhanh, thân cây mập, tỷ lệ rễ và lá cao hơn. Trong điều khiển ra hoa cây hoa cúc, ra quả nghịch vụ cây thanh long, Rạng Đông nghiên cứu SX bóng đèn compact chuyên dụng thay thế đèn sợi đốt, giảm thời gian chiếu sáng từ 10 giờ, thậm chí còn 1 giờ; đồng thời, chế tạo các thiết bị chao chụp giúp tập trung ánh sáng, nâng cao năng suất, làm lợi hàng tỷ đồng cho nông dân. Tính đến nay, DN đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng về cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa cho các nhà KH.

Từ câu chuyện của Rạng Đông có thể thấy, việc cây trồng chủ yếu sinh trưởng trong nhà màn, nhà lưới, có mái che, sử dụng ánh sáng nhân tạo, giúp tăng năng suất, phẩm chất cây trồng là một hướng đi mới trong ứng dụng NNCNC mà Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Dù vậy, Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam Nguyễn Hồng Tiến cho rằng: Chiếu sáng ứng dụng trong NNCNC là lĩnh vực đặc thù, phụ thuộc từng loại cây trồng, khí hậu, thổ nhưỡng… Do đó, không phải lúc nào cũng có thể lấy công nghệ nước ngoài để áp dụng hoàn toàn vào Việt Nam, mà phải nghiên cứu một cách bài bản từng loại nguồn sáng phù hợp. Chính vì vậy, rất cần vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong lĩnh vực chiếu sáng non trẻ này.