Thành lập liên minh đổi mới, công nghệ tại Thái Lan vì phát triển bền vững

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là một trong những thành quả của Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 diễn ra sáng 19/7.

Khủng hoảng khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, yêu cầu sự hợp tác giữa các lĩnh vực khác nhau để hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững.

Trên tinh thần đó, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 do Tập đoàn SCG tổ chức hôm 19/7 đã diễn ra tại Thái Lan với sự tham gia của các khối công - tư, cộng đồng và các liên minh toàn cầu. 

ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường), S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững, ảnh hưởng của doanh nghiệp (DN) đến cộng đồng.

Một số diễn giả tham dự và phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề ESG 2022.
Một số diễn giả tham dự và phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề ESG 2022.

Kết quả từ Hội nghị là một loạt các giải pháp, trong đó có các kế hoạch gấp rút thiết lập liên minh đầu tiên của Thái Lan nhằm phát triển các giải pháp đổi mới, công nghệ hướng đến mục tiêu phát thải bằng 0. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng tuyên bố chủ động mở rộng mạng lưới vì một nền kinh tế xanh trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của tập đoàn SCG - chia sẻ, Hội nghị năm nay với chủ đề Hướng đến mục tiêu ESG và Phát triển Bền vững kế thừa từ thành công của Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững (SD Symposium) được SCG tổ chức thường niên 11 năm qua.

"Với nhận thức và hành động tại các hộ gia đình, cộng đồng, cấp địa phương và sự hợp tác toàn cầu trong thời gian vừa qua, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với các cuộc khủng hoảng thế giới đang gia tăng theo cấp số nhân và tiến gần hơn đến con người. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng khí hậu biến đổi khó lường, hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, thiếu hụt tài nguyên, khủng hoảng lương thực và khan hiếm năng lượng trên toàn thế giới," theo ông Roongrote. 

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các làn sóng mới của dịch Covid-19 xảy đến, các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như lạm phát và nghèo đói, làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. 

"Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 nỗ lực tăng tốc để thúc đẩy hợp tác, và cùng nhau vượt qua các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh của môi trường, xã hội và quản trị, làm nền tảng cho mọi hoạt động,” ông Roongrote cho biết thêm.

Chia sẻ về kết quả của Hội nghị, ông Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Đồng Chủ tịch, Ủy ban Phát triển Bền vững của SCG đề cập 2 kết luận hợp tác cuối cùng khả thi và có thể mở rộng. 

Thứ nhất là Thành lập liên minh thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới hướng đến phát thải ròng bằng 0. Đây là liên minh công nghiệp và học thuật đầu tiên của Thái Lan có sứ mệnh thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức công - tư cả phạm vi trong nước và quốc tế.

Mục tiêu của Liên minh là thiết lập lộ trình nhanh chóng, cụ thể nhằm tạo ra những cải tiến tốt nhất, hướng tới việc giảm lượng khí thải carbon đang được sử dụng ở Thái Lan. Dự kiến vào cuối năm nay, một số công nghệ sẽ đưa vào sử dụng như công nghệ Thu giữ, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS), chuyển đổi nhiên liệu, điện khí hóa và nền kinh tế hydro

Thứ hai là Kết nối và hợp nhất các mạng lưới liên quan để tăng cường hợp tác, hướng tới việc xây dựng thành công một cộng đồng tiêu thụ carbon thấp với 60 tổ chức tư nhân.

Điều này được thực hiện dựa trên nền tảng phát triển lĩnh vực năng lượng thay thế, ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn nhằm đẩy mạnh việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên và tiêu dùng bền vững.

Liên doanh này được thúc đẩy bởi Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan về Phát triển Bền vững (TBCSD) và hơn 30 tổ chức chuyên môn.

Cùng với đó, 10 sáng kiến ​​về hợp tác hình thành cộng đồng carbon thấp sẽ được đưa ra thảo luận với chính phủ. Có thể kể đến một số ví dụ như xây dựng các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hỗ trợ tài chính xanh, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, thúc đẩy thói quen phân loại chất thải và thiết kế bền vững.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần