Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thành viên EU kêu gọi thành lập Hợp chủng quốc châu Âu

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lời kêu gọi thành lập Hợp chủng quốc châu Âu nhằm mục đích để EU có thể trở thành một "đối tác thực sự bình đẳng trong cuộc chơi với Trung Quốc, Mỹ hoặc Nga và Ấn Độ".

Thành viên EU kêu gọi thành lập Hợp chủng quốc châu Âu - Ảnh 1

Theo RT, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Czech Martin Dvorak cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với EURACTIV.cz hôm 18/7 rằng, cấu trúc hiện tại của Liên minh châu Âu (EU) không mạnh nếu xét về dân số và tiềm lực kinh tế của liên minh.

Bộ trưởng Dvorak đề xuất, EU nên trở thành “Liên bang châu Âu hoặc Hợp chủng quốc châu Âu”, để EU có thể là “một đối tác thực sự bình đẳng trong cuộc chơi với Trung Quốc, Mỹ hoặc Nga và Ấn Độ”.

Một liên đoàn châu Âu giả định cũng được gọi là Hợp chủng quốc châu Âu, Nhà nước châu Âu hoặc Liên bang châu Âu.

EU hiện được phân loại là một liên minh không chính thức hoặc một liên minh các quốc gia có chủ quyền hoạt động thông qua một hệ thống hỗn hợp giữa chủ nghĩa liên chính phủ và chủ nghĩa siêu quốc gia.

Việc liên bang hóa khối sẽ khiến EU trở nên giống như Mỹ với một chính phủ tập trung duy nhất, chính phủ này sẽ nắm quyền tối cao đối với các quốc gia thành viên.

Trong khi chính phủ Czech hiện tại do dự trong việc tăng cường hội nhập với EU sau khi chính thức gia nhập trở lại vào năm 2004, ông Dvorak là người ủng hộ mạnh mẽ EU và chỉ trích chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ở quê nhà.

Bộ trưởng Dvorak giải thích thêm: “Theo quan điểm của tôi, cuộc tranh luận ở đất nước chúng tôi thiếu sự lạc quan về châu Âu hoặc tích cực về châu Âu, và đó là điều tôi muốn mang đến cho cuộc tranh luận”.

Trong cuộc phỏng vấn với EURACTIV, Bộ trưởng Dvorak cũng chia sẻ quan điểm về những cải cách của EU, đặc biệt là việc loại bỏ quyền phủ quyết của các quốc gia EU trong một số lĩnh vực chính sách.

“Nếu tôi xác định mình là một người theo chủ nghĩa liên bang, thì đây chắc chắn sẽ là một lựa chọn khả thi đối với tôi. Tuy nhiên, tôi nhận thức rất rõ rằng tình hình chính trị vẫn chưa chín muồi cho điều đó. Vào thời điểm này, tôi thậm chí không biết nó có xảy ra hay không” - ông Dvorak chia sẻ.

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu Dư luận tuần trước đã công bố một cuộc thăm dò cho thấy, niềm tin của người dân Czech vào EU, NATO và Liên hợp quốc đã giảm mạnh trong năm qua. Các tác giả của cuộc khảo sát cho rằng, sự sụt giảm có thể là do cuộc khủng hoảng kinh tế và di cư đang diễn ra.