Đưa sản phẩm sạch đến bữa ăn từng gia đình
Hiện nay, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã có hướng đi mới trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Người bán và người tiêu thụ đẩy mạnh việc lập các nhóm Zalo, Facebook để xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn.Những năm gần đây, các sản phẩm của chuỗi thực phẩm Sạch Từ Tâm được nhiều người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ tin dùng. Chủ của chuỗi thương hiệu này là nghệ nhân Đinh Thị Hải Yến - Giám đốc Công ty TM&SX thực phẩm Sạch Từ Tâm (Hà Nội), với bàn tay vàng đã tạo nên hơn 20 sản phẩm (giò tai lưỡi xào đặc biệt; chả cốm, ốc; nem rán Hà Thành hải sản…) mang đậm hương vị Hà Thành và ẩm thực truyền thống Việt Nam. Với quy trình sản xuất được kiểm soát theo chuỗi, nguyên liệu hữu cơ, chế biến sạch theo tiêu chí 5 không (không chất phụ gia, không chất bảo quản, không hương liệu, không phẩm màu, không mì chính), chuỗi Sạch Từ Tâm được UBND TP cấp giấy chứng nhận cho 12 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao và 6 sản phẩm 3 sao.“Là lãnh đạo một DN thực phẩm có đến hơn 90% công nhân viên là nữ, tôi nghĩ rằng phụ nữ không nên chỉ dừng lại ở vai trò tuyên truyền viên, mà hoàn toàn có thể phát huy trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Để sản phẩm “níu chân” được khách hàng, chúng ta cần nhất là sự tâm huyết của người sản xuất. Vì vậy, tôi mong muốn đưa được những sản phẩm tốt, sạch và tiện dụng đến bữa ăn của từng gia đình” – chị Yến chia sẻ.Cũng theo chị Yến, trước đó, khi chưa có dịch, mỗi tháng thực phẩm Sạch Từ Tâm tiêu thụ trên 10 tấn hàng. Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm của chuỗi Sạch Từ Tâm vẫn ổn định nhờ khai thác hiệu quả các kênh bán hàng qua Zalo, Facebook, Viber. Bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội, nghệ nhân Đinh Thị Hải Yến đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi livestream phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc 2021.Không chỉ sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm, trong đại dịch Covid-19, những nông sản thực phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn OCOP của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành đã được phụ nữ Thủ đô chung tay giải cứu, kết nối tiêu thụ. “Chúng tôi huy động toàn bộ mạng lưới của Hội LHPN từ TP tới khu dân cư để cập nhật các đơn hàng theo nhu cầu tiêu dùng của chị em. Từ đó, tổng hợp, kết nối với các huyện, đưa sản phẩm về trung tâm và phân phối, điều tiết đến các địa phương” - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội Nguyễn Thị Hảo chia sẻ.
Chuỗi thực phẩm Sạch Từ Tâm được chế biến theo tiêu chí 5 không. Ảnh: Thanh Bình |
“Chúng tôi đánh giá rất cao các cấp hội phụ nữ, đặc biệt, các hộ gia đình trong toàn TP đã thực hiện rất tốt tiêu chí “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã triển khai đến với hội phụ nữ của các huyện ở trên địa bàn TP thực hiện mô hình sạch đồng ruộng gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện mô hình này đang được phát huy hiệu quả, được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các quận, huyện cơ sở đánh giá cao. Có thể thấy, các hoạt động của Hội đã từng bước nâng cao nhận thức cho hội viên về ATTP, thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn” – bà Hương nhấn mạnh.
Hàng năm, Hội LHPN phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội để tổ chức các hoạt động tuyên truyền vấn đề ATTP đến cán bộ hội viên phụ nữ, đặc biệt là những đối tượng là các hộ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ở trên địa bàn TP Hà Nội. Qua đánh giá hàng năm của các đoàn kiểm tra vệ sinh ATTP cho thấy, 90% các mô hình phụ nữ đã đăng ký thực hiện mô hình ATTP đạt chỉ tiêu chất lượng an toàn.Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương |