Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm và dinh dưỡng

Kinhtedothi - Năm 2020 và 2021, thế giới có nhiều thay đổ bởi đại dịch Covid-19, điều này dẫn đến nhiều sự thay đổi về văn hóa, lối sống. Trong đó, con người tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc của họ, bao gồm cả những gì họ ăn.
Thực phẩm tăng cường miễn dịch
Thực phẩm sẽ không chỉ là để ngăn chặn cơn đói, chúng còn có vai trò trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và hạnh phúc. Covid-19 là một lời nhắc nhở rằng, sức khỏe chỉ là tạm thời và có thể thay đổi và suy yếu bất cứ lúc nào. Đối với nhiều người, điều này dẫn đến việc tìm kiếm các sản phẩm có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với bệnh tật.

Theo một nghiên cứu thị trường, hơn 50% số người tiêu dùng cho biết, họ dùng nhiều chất bổ sung hơn để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch của họ vào năm 2020.

Mối quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe miễn dịch này sẽ tiếp tục là trọng tâm hàng đầu của ngành y tế và sức khỏe vào năm 2021. Thay vì tập trung vào điều trị các tình trạng bệnh, nhiều người tiêu dùng sẽ cố gắng ngăn ngừa chúng thông qua một hệ thống miễn dịch được tăng cường.
 Tăng cường các loại thực phẩm để giúp tăng sức đề kháng.
Để đáp ứng điều này, ngành công nghiệp thực phẩm sẽ tạo ra các sản phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như kẽm, selen, vitamin C và vitamin D. Các loại cây cúc dại, nghệ và gừng là một số thực phẩm bổ sung thảo dược bán chạy nhất được khẳng định là giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người. Hơn nữa, các thành phần theo mục đích được dự đoán sẽ đi đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ví dụ về điều này bao gồm thêm dầu ô liu để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, cho đến nay, không có loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, thảo mộc hoặc chất bổ sung nào đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi Covid-19. Đây là điều các công ty trong ngành thực phẩm chức năng cần cẩn trọng khi đưa ra những thông điệp về hiệu quả của sản phẩm do họ sản xuất.

Thực phẩm cho sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần cũng trở thành ưu tiên của nhiều người. Mặc dù chỉ thực phẩm không thể điều trị hoặc chữa khỏi chứng trầm cảm, lo âu hoặc căng thẳng, nhưng việc ăn một chế độ ăn dùng thực phẩm sơ chế, giàu dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tâm thần của bạn.

Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, vitamin (ví dụ vitamin B), khoáng chất (kẽm, magiê…), chất xơ, chất béo lành mạnh (omega-3…) và các hợp chất hoạt tính sinh học khác, chẳng hạn như men vi sinh, có liên quan đến việc giúp tinh thần tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cần có những nghiên cứu sâu hơn.

Vào năm 2021, xu hướng là nhiều công ty thực phẩm và đồ uống ra mắt các sản phẩm có chứa các thành phần này với trọng tâm là giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, cũng có liên quan đến sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Đặc biệt, đồ uống chức năng có chứa các hợp chất giảm căng thẳng, chẳng hạn như chất thích ứng - chất có thể giúp cơ thể bạn thích nghi với căng thẳng, sẽ ngày càng phổ biến. Điều lưu ý: Mặc dù dùng các sản phẩm này có thể làm giảm căng thẳng và hỗ trợ tinh thần của bạn, nhưng một chế độ ăn uống cụ thể không bao giờ được thay thế thuốc kê đơn hoặc các phương pháp điều trị khác của các bác sĩ. Do đó, người bệnh trong nhiều trường hợp cần được sự hỗ trợ của bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Đại dịch cũng khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn với các sản phẩm là thức ăn đồ uống. Do đó, mọi người sẽ chú ý hơn đến sản phẩm có nguồn gốc cụ thể và đặc biệt là sự trỗi dậy của chủ nghĩa địa phương trong văn hóa tiêu dùng thực phẩm, dinh dưỡng.

Trong y học cổ truyền phương Đông, thuốc mà ăn được thì được coi là thượng phẩm. Còn ở Phương Tây, Hippocrates đã từng nói: "Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn của bạn". Mặc dù tuyên bố này còn gây tranh cãi, nhưng bản chất của nó vẫn đúng cho đến ngày nay: Hãy ăn những thực phẩm giúp bạn nuôi dưỡng cả thể chất và tinh thần. Do tác động đáng kể của Covid-19 đến sức khỏe thể chất và tinh thần, nên ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc ăn các loại thực phẩm phục vụ các mục đích liên quan đến sức khỏe.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ