Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thể chế kiến tạo phát triển

Kinhtedothi - Đột phá tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế với tư duy vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, để thể chế thực sự là động lực, là mục tiêu của sự phát triển nhanh, bền vững.

Đây là vấn đề đang được quan tâm khi Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV - kỳ họp có tính chất lịch sử, quyết nghị nhiều luật, nghị quyết quan trọng, diễn ra ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới.

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh, xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển. Có thể nói, đây không chỉ là nhận định mang tính định hướng chiến lược, mà còn là một sự khẳng định sâu sắc về vai trò nền tảng của pháp luật trong mọi nỗ lực cải cách quốc gia. Bởi thời gian qua, 3 điểm nghẽn lớn nhất được nói đến nhiều là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn". Việc khơi thông “điểm nghẽn” này đã và đang được triển khai với nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của các cấp, ngành để nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xóa bỏ các quy định chồng chéo, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực… Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều việc cần làm để tiếp tục xây dựng một hệ thống pháp luật hiện đại, khả thi và thực thi nghiêm minh, tạo bệ phóng cho năng suất quốc gia, năng lực quản trị và sự bền vững.

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng, vai trò kiến tạo của pháp luật càng trở nên cấp thiết. Nghị quyết 66-NQ/TW đã xác lập một cách nhìn mới: pháp luật không chỉ là khâu trung gian, mà là điểm nghẽn cần khai thông trước để các đột phá khác có thể phát huy hiệu quả. Từ đó, bảo đảm tính hệ thống, nắm bắt cơ hội, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hai con số"; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật. Như Nghị quyết đã xác định “đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển”.

Trước yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, mở không gian cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội được kỳ vọng sẽ tiếp tục thực hiện các đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt không chỉ bởi thời gian, số lượng các luật, nghị quyết quan trọng trong công tác lập hiến, lập pháp, còn ở sự quyết liệt trong việc chỉ đạo, thúc đẩy công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật với tư duy đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, lấy hiệu quả làm mục tiêu. Từ đó tháo gỡ triệt để những rào cản, khó khăn, vướng mắc về thể chế, tạo hành lang pháp lý, nền tảng cho phát triển, khơi thông các nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tinh gọn bộ máy, kiến tạo không gian phát triển mới.

Khi những “điểm nghẽn” thể chế được khơi thông, kiến tạo phát triển sẽ khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn lên của người dân, DN và cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; biến khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá trong một giai đoạn phát triển mới.

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

05 May, 05:19 AM

Kinhtedothi - Gần đây, liên tiếp nhiều vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng triệt phá như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt nêm giả… đang dấy lên lo ngại về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dần bị xói mòn.

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

01 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của Đế quốc Mỹ tại miền Nam. Trong ký ức của ông Lê Thanh Giản, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 13, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào dù 50 năm đã trôi qua.

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

29 Apr, 12:52 PM

Kinhtedothi - Công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để hình thành đơn vị hành chính cơ sở có quy mô lớn, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được các cấp, ngành gấp rút triển khai theo đúng lộ trình, mục tiêu.

Sát hạch để “vì việc tìm người”

Sát hạch để “vì việc tìm người”

27 Apr, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tại Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch công chức nhằm bố trí người lao động vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực và trình độ. Đề xuất này thể hiện một bước tiến lớn trong tư duy quản lý hành chính và nếu các giải pháp sát hạch được thực hiện hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thực chất, sẽ góp phần khắc phục được sự trì trệ trong giải quyết công việc của một bộ phận.

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

24 Apr, 06:20 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế và Bộ Công an vừa họp bàn xem xét tăng chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hai bộ dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới về công tác này. Không ít người dân bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng nặng mức xử phạt. Song cùng với đó là yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ