Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thế giới phản ứng trước đòn thuế quan lịch sử của ông Trump

Kinhtedothi - Quyết định áp thuế nhập khẩu quy mô "chưa từng có" của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên mối lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu mới, khi các nền kinh tế hàng đầu từ EU, Canada đến Trung Quốc đồng loạt chỉ trích và chuẩn bị các biện pháp đối phó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã gây chấn động toàn cầu khi công bố áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 10% đối với hàng hóa từ gần 60 quốc gia, gồm cả các đối tác thương mại lớn như Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Mexico, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác.

Quyết định này, được ông Trump mô tả là "thuế quan có đi có lại", đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các lãnh đạo thế giới, những người xem đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký duyệt quyết định áp mức thuế nhập khẩu 10% đối với hàng hóa từ gần 60 quốc gia tại Nhà Trắng ngày 2/4. Ảnh: Nhà Trắng

Phương Tây phản ứng từ quyết liệt đến thận trọng

Thủ tướng Canada Mark Carney đã không giấu giếm sự bất bình khi tuyên bố Ottawa sẽ áp dụng các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích của người dân và nền kinh tế trong nước. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ hành động có mục đích và mạnh mẽ để chống lại các mức thuế, đồng thời hợp tác với các đối tác quốc tế để vượt qua thách thức này". Canada đặc biệt lo ngại về mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một ngành công nghiệp then chốt của nước này.

EU cũng không đứng ngoài cuộc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp trả đũa nếu đàm phán với Mỹ thất bại. "Chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động và người tiêu dùng châu Âu bằng mọi giá", bà von der Leyen khẳng định. EU dự kiến áp thuế đối với hàng loạt sản phẩm của Mỹ, từ thép, nhôm đến rượu bourbon và các mặt hàng nông nghiệp, với tổng giá trị lên đến 28 tỷ USD. 

Tuy nhiên, phản ứng từ Mexico thể hiện sự điềm tĩnh đáng ngạc nhiên. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ chờ đợi đến khi tác động cụ thể đối với nền kinh tế nước này được làm rõ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. "Vấn đề không phải là nếu bạn áp thuế đối với tôi, tôi sẽ áp thuế đối với bạn. Mối quan tâm của chúng tôi là củng cố nền kinh tế Mexico," bà Sheinbaum phát biểu.

Cùng chung phản ứng thận trọng với Mexico còn có Vương Quốc Anh. Thủ tướng Keir Starmer nhấn mạnh Mỹ vẫn là "đồng minh thân cận nhất", nhưng cho rằng "một cuộc chiến thương mại không có lợi cho bất kỳ ai". Ông Starmer đồng thời khẳng định Anh đã chuẩn bị sẵn kế hoạch cho các kịch bản có thể xảy ra, nhằm bảo vệ nền kinh tế nước nhà. 

Thủ tướng Australia Anthony Albanese thẳng thắn gọi quyết định của Tổng thống Trump là "vô lý" và "không phải hành động của một người bạn". Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố Australia sẽ không áp dụng thuế quan đáp trả để tránh gây thiệt hại thêm cho người tiêu dùng trong nước. "Chúng tôi không muốn tham gia vào một cuộc chạy đua xuống đáy chỉ làm tăng giá cả và giảm tăng trưởng," ông Albanese nói.

Nhiều nhà lãnh đạo đã lên tiếng kêu gọi tránh một cuộc chiến thương mại toàn diện, vốn có thể gây thiệt hại cho tất cả các bên. Thủ tướng Italia Giorgia Meloni, dù được xem là đồng minh của ông Trump, cũng phải thừa nhận rằng thuế quan là "sai lầm" và sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để hướng tới một thỏa thuận với Mỹ, tránh làm suy yếu phương Tây".

Châu Á lo ngại nguy cơ thương chiến

Trung Quốc, một trong những mục tiêu bị Mỹ áp thuế lớn nhất tại châu Á, đã lên tiếng "kiên quyết phản đối" các biện pháp thuế quan đơn phương lên Bắc Kinh và kêu gọi Washington "hủy bỏ ngay lập tức" các biện pháp này. "Nhiều đối tác thương mại đã bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ và phản đối rõ ràng. Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình", người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh.

Phản ứng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở lời nói. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa nhắm vào các mặt hàng nhạy cảm của Mỹ, chẳng hạn như nông sản hoặc công nghệ cao, giống như những gì họ đã làm trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trước đây. Động thái này có nguy cơ làm leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã chịu nhiều áp lực từ các vấn đề như công nghệ bán dẫn, an ninh chuỗi cung ứng và cạnh tranh địa chính trị.

ĐỌC NGAY: Giá vàng đạt đỉnh sau khi ông Trump công bố thuế quan mới  

Hàn Quốc, một trong những đồng minh lớn của Mỹ tại châu Á, đã ngay lập tức triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Quyền Tổng thống Han Duck Soo kêu gọi tích cực đàm phán với Washington để giảm thiểu tác động tiêu cực. "Chiến tranh thương mại đã trở thành hiện thực, và chúng tôi phải dốc toàn lực để vượt qua", ông nói.

Nhật Bản, một đồng minh khác của Mỹ tại châu Á, có phản ứng thận trọng nhưng kiên quyết trước quyết định áp thuế mới của Tổng thống Trump. Chính phủ Nhật bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế trong nước, đặc biệt mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu – ngành xuất khẩu then chốt của nước này.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với phía Mỹ để làm rõ mục đích của các biện pháp này và tìm kiếm giải pháp tránh gây tổn hại cho quan hệ đối tác song phương", Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Muto Yoji nhấn mạnh. Tokyo hy vọng thông qua kênh ngoại giao và đàm phán, hai bên có thể ngăn chặn leo thang căng thẳng.

Israel, đồng minh lớn nhất của Mỹ tại khu vực Trung Đông, cũng bất ngờ khi bị áp thuế 17%, một động thái mà các nhà lãnh đạo nước này cho là "khó hiểu". Tiến sĩ Ron Tomer, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Israel, cảnh báo rằng thuế quan sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu và có thể dẫn đến mất việc làm.

Quyết định áp thuế của Tổng thống Trump không chỉ làm dấy lên làn sóng phản đối từ khắp nơi trên thế giới mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của hệ thống thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh này, các quốc gia đang phải cân nhắc giữa việc bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì quan hệ đối tác với Mỹ. Một điều chắc chắn là, nếu không có những nỗ lực đàm phán kịp thời, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, mà hậu quả của nó sẽ không ai có thể lường trước được.

Ông Trump ký lệnh áp thuế toàn cầu mới

Ông Trump ký lệnh áp thuế toàn cầu mới

Chi tiết các mức thuế mới của Mỹ đối với hàng nhập khẩu 

Chi tiết các mức thuế mới của Mỹ đối với hàng nhập khẩu 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

04 Apr, 11:32 AM

Sáng 4/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tưởng nhớ đồng chí Khamtay Siphandone tại New York, Mỹ

Tưởng nhớ đồng chí Khamtay Siphandone tại New York, Mỹ

04 Apr, 11:00 AM

Ngày 3/4, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, cùng đoàn cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại New York đã đến trụ sở Phái đoàn thường trực Lào tại LHQ để viếng, ghi Sổ tang và đặt vòng hoa tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước và Thủ tướng Lào.

Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol

04 Apr, 10:48 AM

Kinhtedothi - Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sáng 4/4 đã chính thức tuyên bố phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol trong phiên xét xử các cáo buộc liên quan đến việc ông ban bố thiết quân luật trái hiến pháp vào tháng 12/2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ