Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất thêm 2 đối tượng được rút BHXH một lần

Kinhtedothi – Từ ngày 1/7/2025 có thêm hai đối tượng được phép rút BHXH một lần, đó là: Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng. Đây là đề xuất của cơ quan soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo Bộ LĐTB&XH tiếp thu, chỉnh lý thời gian qua. Theo đó, về BHXH một lần, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã chấm dứt tham gia BHXH mà có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS;

- Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Người khuyết tật đặc biệt nặng.

Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần. Ảnh minh họa.

Như vậy, so với dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) lần trước, cơ quan soạn thảo đã bổ sung 2 đối tượng hưởng BHXH một lần là: Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng.

Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) vẫn giữ 2 phương án rút BHXH một lần. Phương án 1: Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến ngày 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của BHXH.

Bộ LĐTB&XH thấy rằng, cả hai phương án đều nhằm hướng tới mục tiêu, chủ trương của Nghị quyết số 28-NQ/TW là hạn chế số người hưởng BHXH một lần, đảm bảo tốt hơn quyền lợi lâu dài an sinh xã hội bền vững cho người lao động theo mức độ và cách thức khác nhau.

Mỗi phương án hưởng BHXH một lần đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Phương án 1, kế thừa quy định hiện hành với những lao động đang tham gia, không gây xáo trộn lớn trong xã hội, nhận được sự đồng thuận của người lao động (do không làm ảnh hưởng đến 18 triệu người lao động đang tham gia BHXH). Theo phương án này tiến tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế... Bên cạnh đó, phương án 1 cũng sẽ khắc phục được thực trạng người lao động hưởng nhiều lần BHXH một lần.

Phương án 2 không có sự khác nhau giữa người tham gia trước và sau khi luật mới có hiệu lực, người lao động hưởng BHXH một lần nhưng vẫn bảo lưu được một phần thời gian đóng còn lại để khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH. Tuy nhiên, việc quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng có thể gặp phải nhiều sự phản ứng hơn của người lao động, có thể gia tăng đột biến số người đề nghị rút BHXH một lần trước khi luật mới có hiệu lực thi hành. Việc này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN do phương án này tác động đến tất cả người lao động, cả những người hiện nay đang tham gia và những người sẽ tham gia sau thời điểm Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực.

Ngoài ra, phương án 2 cũng không giải quyết triệt để được việc hưởng BHXH một lần, không giải quyết được thực trạng người lao động hưởng nhiều lần BHXH một lần. Nếu thực hiện phương án 2 thì sau đó vẫn sẽ phải tiếp tục sửa đổi quy định này để tiến tới phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ chung và đúng bản chất, mục tiêu của chế độ hưu trí.

Mỗi phương án đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cho biết, phương án 1 tối ưu hơn, quá trình thảo luận cho ý kiến và quá trình các cơ quan tham vấn cũng nhận được nhiều sự đồng thuận hơn từ phía đối tượng chịu sự tác động trực tiếp là người lao động tham gia BHXH.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

28 Mar, 04:22 PM

Kinhtedothi- Ngày 28/3/, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Đặng Đức Hiệp đã đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đến thăm, tặng quà 7 gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

CDC Hà Nội sẽ thanh tra việc chăm sóc sức khỏe người lao động

CDC Hà Nội sẽ thanh tra việc chăm sóc sức khỏe người lao động

27 Mar, 03:32 PM

Kinhtedothi - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 với nhiều hoạt động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ