Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đề xuất công chức có nhà xa nơi làm việc sau sáp nhập được thuê, mua nhà ở xã hội

Kinhtedothi- Sáng 20/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, Chính phủ đã có đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Từ năm 2021 đến nay, số lượng căn hộ hoàn thành là 66.755 căn, đạt khoảng 15,6% mục tiêu của đề án đến năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành nội dung họp. Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong thủ tục quy hoạch, đầu tư, đấu thầu, nguồn lực… để thực hiện dự án nhà ở xã hội, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, thực tế hiện nay, nhiều người lao động trong khu công nghiệp không có khả năng mua nhà ở xã hội, không đủ tiền thuê các căn hộ chung cư thương mại giá cao.

Người lao động phải thuê nhà trọ do người dân xây dựng tự phát, là những dãy phòng cấp bốn diện tích mỗi phòng 9-10m2, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, giá thuê trọ cao, không có hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật kèm theo, dẫn đến không đảm bảo chất lượng sống của người lao động.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp công lập mong muốn được thuê nhà ở xã hội để chủ động về chỗ ở cho cán bộ, viên chức, người lao động của mình thì không thuộc đối tượng được thuê nhà ở xã hội.

Hơn nữa, trong bối cảnh thực hiện công tác sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành, tổ chức chính quyền hai cấp, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đi xa nơi ở để làm việc. Do đó, cần chính sách tạo điều kiện cho họ có chỗ ở.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên làm việc sáng 20/5 tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Hiện nay, pháp luật chưa cho phép cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của mình ở. Vì vậy, cần thiết có chính sách cho phép doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở, yên tâm làm việc.

Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp được thuê nhà lưu trú công nhân cho người lao động của mình ở.

Từ đó, Chính phủ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Dự thảo Nghị quyết gồm 14 điều, đáng chú ý, bổ sung đối tượng có địa điểm làm việc cách xa nơi có nhà thuộc sở hữu của mình, được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Theo đó, điều kiện được mua, thuê mua nhà ở xã hội gần địa điểm làm việc là chưa mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình. Trường hợp đã có nhà, khoảng cách ngắn nhất từ nhà thuộc sở hữu đến địa điểm làm việc phải từ 30 km trở lên.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết đề xuất doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở. Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp được thuê nhà lưu trú công nhân cho người lao động ở…

Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất bỏ thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp công trình nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đề xuất áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố thì được miễn giấy phép xây dựng.

Những gói thầu thuộc dự án xây dựng nhà ở xã hội, công trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, vốn của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.

Theo cơ quan soạn thảo, việc bỏ thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện, giúp cắt giảm 15 - 35 ngày so với quy định hiện hành (100%).

Đối với những dự án sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, nếu thực hiện chỉ định thầu rút gọn, chỉ mất khoảng 15 ngày, cắt giảm 45 - 105 ngày so với quy định hiện hành (75-90%).

Ngoài ra, quy định không thực hiện cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình sẽ thực hiện cắt giảm 20 -30 ngày so với hiện hành (100%).

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo cũng quy định về Quỹ nhà ở quốc gia là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở Trung ương và địa phương.

Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác. Quỹ thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuê mua, thuê.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trường hợp chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất do thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất thì nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư số tiền đã chi trả để thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà nước giao, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án mà chủ đầu tư đã tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì kinh phí này được nhà nước hoàn trả hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, những chính sách được đề nghị trong dự thảo nghị quyết đều mới, lớn, có tác động sâu rộng đến nguồn lực Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nhiều giải pháp đột phá rất thông thoáng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời, có cơ chế, chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là đối tượng chịu sự tác động của việc sáp nhập tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ủy ban đề nghị rà soát, làm rõ quy định việc thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, tán thành việc xác định đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách để bảo đảm rõ ràng về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của quỹ; cơ bản tán thành cơ chế đặc thù về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

Về việc Nhà nước hoàn trả tiền cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cân nhắc thận trọng, vì đây là nội dung có tác động lớn đến nguồn lực Nhà nước nhưng chưa có đánh giá tác động chính sách kỹ lưỡng, chưa được báo cáo và có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền; dự thảo Nghị quyết chưa xác định rõ thời điểm thực hiện việc hoàn trả nên có thể dẫn đến tùy nghi trong thực hiện, có nguy cơ gây ra sơ hở, thất thoát, tiêu cực.

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội – Bắc Kinh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp

Hà Nội – Bắc Kinh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp

20 May, 09:21 PM

Kinhtedothi - Chiều 20/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) do đồng chí Hoàng Bảo Dược - Viện trưởng Phân viện 3 (Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Bắc Kinh) làm Trưởng đoàn tới chào xã giao.

Thể hiện rõ nội hàm sự vận động của Mặt trận đối với sự phát triển của đất nước

Thể hiện rõ nội hàm sự vận động của Mặt trận đối với sự phát triển của đất nước

20 May, 08:45 PM

Kinhtedothi-Đề cập hai từ “trực thuộc” đưa vào nội dung dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ, cụm từ đã thể hiện rõ nội hàm sự vận động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đối với sự phát triển của đất nước…

Đại biểu Quốc hội: bỏ án tử hình, áp dụng chung thân "mở ra cơ hội sửa sai"

Đại biểu Quốc hội: bỏ án tử hình, áp dụng chung thân "mở ra cơ hội sửa sai"

20 May, 05:50 PM

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ chiều 20/5, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần truyền thông minh bạch, nhất quán, giúp Nhân dân hiểu rõ rằng: bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp. Áp dụng chung thân mở ra cơ hội sửa sai và bảo vệ nguyên tắc công lý.

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW

20 May, 04:46 PM

Kinhtedothi - Ba năm trước, vào ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Sự ra đời của nghị quyết mang ý nghĩa hết sức to lớn, mở ra định hướng chiến lược trong việc phát triển Hà Nội xứng tầm với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia và "trái tim của cả nước"…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ