Việc thí điểm căn cứ theo đề nghị của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khai thác ô tô Ngọc Quang.
Theo đó, UBND quận Đống Đa yêu cầu Công ty Ngọc Quang niêm yết giá dịch vụ trông giữ phương tiện, có số điện thoại đường dây nóng, sử dụng vé và thu giá dịch vụ theo quy định.
Nhân viên, lực lượng bảo vệ, phải mặc đồng phục, có biển tên; phải được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các quy định pháp luật khác liên quan...
Đồng thời phải kẻ vạch sơn, lắp đặt biển báo giao thông, chỉ dẫn, tổ chức giao thông ra vào khu vực trông giữ phương tiện giao thông; có nhân viên hướng dẫn, sắp xếp phương tiện ra vào khu vực đảm bảo ATGT, đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Công ty Ngọc Quang sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và phải chấp dứt hoạt động trông giữ phương tiện giao thông nếu không đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống, cháy, nổ và các quy định pháp luật khác liên quan đến việc trông giữ tài sản.
Được biết, giá niêm yết của các điểm trông, giữ sẽ theo các quy định của TP, cụ thể với ô tô 25.000 đồng/lượt; xe máy 5.000 đồng/lượt. Đại diện doanh nghiệp khẳng định sẽ thực hiện theo đúng quy định, không có chuyện "chặt chém" hành khách gây nhức nhối.
Trước đó, vào khoảng cuối tháng 11, nhiều thông tin phản ánh cho biết giá trông giữ phương tiện tại một số điểm thường xuyên bị đẩy lên cao gấp nhiều lần quy định, trong đó có Công ty Ngọc Quang. Vé lúc có vé lúc không, ngoài ra, nhân viên trông giữ còn sử dụng cả vé trông giữ xe ở Phủ Tây Hồ để đưa cho người dân gửi xe ở ga Cát Linh.
Thậm chí nhân viên trông giữ phương tiện cũng không có đồng phục theo quy định, bãi trông giữ phương tiện không có bảng niêm yết.
Sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng, đơn vị quản lý có trách nhiệm đã nhanh chóng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý để chấm dứt tình trạng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông bị “chặt chém” vé gửi xe.