Thỏa thuận lịch sử tại COP21: Thêm động lực để cứu Trái đất

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiệp ước Paris đã được đại diện của 195 nước dự Hội nghị thứ 21 Công ước khung của...

Kinhtedothi - Hiệp ước Paris đã được đại diện của 195 nước dự Hội nghị thứ 21 Công ước khung của Liên Hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) chính thức thông qua vào sáng 13/12 (giờ Hà Nội), sau 13 ngày đàm phán căng thẳng với nhiều cuộc thương lượng kéo dài xuyên đêm.

Đây được coi là bước đột phá với nỗ lực của LHQ trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, nhằm thuyết phục các chính phủ hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, góp phần khống chế nhiệt độ của Trái đất tăng lên.

Cơ hội lịch sử

Thỏa thuận mới đặt ra mục tiêu duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ cách mạng công nghiệp, thậm chí là 1,5 độ C vào năm 2030. Để đạt mục tiêu trên, các quốc gia phải chuyển đổi sang những nguồn năng lượng sạch từ mặt trời, gió và thậm chí là hạt nhân để hạn chế phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng khi Thỏa thuận Paris được thông qua.
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng khi Thỏa thuận Paris được thông qua.
Về tài chính, các nước phát triển cam kết sẽ cung cấp nguồn hỗ trợ giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh và tăng cường biện pháp ứng phó trước các ảnh hưởng của biến đổi
Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu là một thành công vĩ đại đối với hành tinh và người dân địa cầu. Chúng ta cuối cùng cũng có thể nói với con cháu rằng, chúng ta đã chung tay cho việc để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon

 Thỏa thuận COP21 là “cơ hội tốt nhất” để bảo vệ Trái đất trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây là “một bước ngoặt đối với thế giới”, một cơ sở giúp thiết lập khuôn khổ bền vững để đối phó hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu; đồng thời cho thấy những cơ hội đầu tư, đổi mới và sử dụng năng lượng sạch ở quy mô chưa từng thấy.

Tổng thống Mỹ  Barack Obama
khí hậu như hạn hán hay lũ lụt. Theo thỏa thuận, mức 100 tỷ USD mỗi năm các nước phát triển cam kết huy động đầy đủ vào năm 2020 được xem như “mức sàn” cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, mục này đã bị chuyển vào cam kết tự nguyện thay vì mang tính pháp lý.

Thành quả ngoại giao phi thường

Khác với thất bại tại COP15 ở Copenhagen 6 năm trước, hội nghị lần này đã diễn ra thành công và bảo toàn uy tín của nước Pháp – vốn đối diện nguy cơ xói mòn phần nào sau vụ khủng bố ngày 13/11 vừa qua. Tổng thống Pháp Francois Hollande có quyền tự hào về thỏa thuận mới, có sự đóng góp không nhỏ của Paris với những bước đi ngoại giao kiên nhẫn mà không kém phần khéo léo.

Biến đổi khí hậu vốn không phải là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Hollande khi ông lên nắm quyền 3 năm trước và Pháp ban đầu cũng không mặn mà với nhiệm vụ đầy cam go này. Tuy nhiên, càng gần đến thời điểm tổ chức COP21, ông Hollande càng nỗ lực với 12 chuyến công du đến các quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu và cũng tạo “rào cản” lớn tại các hội nghị trước đó như Trung Quốc, Ấn Độ và Ả Rập Saudi. Vài ngày trước hội nghị, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius lại liên tục tới thăm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - các quốc gia có tiếng nói lớn tại COP21. Nhân vật trung tâm trong đội ngũ đàm phán của Paris là nhà thương thuyết hàng đầu nước Pháp - GS Laurence Tubiana. 

Trong quá trình đàm phán, nền tảng của những cuộc hội đàm giữa đại diện gần 200 quốc gia có sự hậu thuẫn kỹ lưỡng của bà Laurence Tubiana, nhằm đảm bảo tính cởi mở để mọi quốc gia cảm thấy mình được lắng nghe. Đổi lại, ông Fabius có vai trò đẩy những nội dung đàm phán trở về mục tiêu ban đầu khi vượt xa quá chủ đề cần thiết. Bên cạnh đó, Pháp cũng được ca ngợi vì đảm bảo sự minh bạch tối đa trong quá trình thương thuyết, qua đó ngăn chặn mọi thỏa thuận ngầm. Thành công của COP21 còn xuất phát từ mạng lưới ngoại giao rộng lớn của Pháp, vốn chỉ đứng sau Mỹ trên thế giới. Do đó, không khó hiểu khi cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore mô tả thỏa thuận COP21 lần này là thành công ngoại giao xuất sắc nhất trong hơn 2 thập kỷ các hội nghị tương tự diễn ra.

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam

Có thể nói, để đạt được thỏa thuận lịch sử tại COP21 lần này có đóng góp không nhỏ của Việt Nam với những cam kết mạnh mẽ. Trong điều kiện khó khăn về nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại COP21 tái khẳng định, Việt Nam tiếp tục tích cực triển khai Chiến lược, Chương trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực và đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, giai đoạn sau năm 2020, dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển đã chủ động xây dựng các phương án giảm phát thải khí nhà kính trong những lĩnh vực chính như năng lượng, GTVT, nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và quản lý chất thải và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong lĩnh vực năng lượng vốn được coi là nguồn phát thải chính, các biện pháp của Việt Nam tập trung vào việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo. Trong giao thông, Việt Nam hướng đến việc tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân tại các TP lớn, chuyển đổi sử dụng các loại nhiên liệu ít phát thải như sử dụng các loại nhiên liệu mới, xăng sinh học... Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam xây dựng những phương án tăng khả năng hấp thụ của rừng thông qua việc bảo tồn rừng bền vững, trồng rừng ngập mặn ở ven biển để làm tăng bể chứa carbon, đồng thời cũng làm tăng khả năng phòng chống thiên tai khi xảy ra bão và lũ lụt ở các vùng cửa sông và ven biển.