Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông tin tiêu cực về Brexit phủ bóng, chứng khoán toàn cầu giao dịch ảm đạm

Kinhtedothi - Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 11/12 khi giới đầu tư lo ngại Anh và EU không đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Thị trường cổ phiếu châu Á giao dịch kém khởi sắc trong phiên giao dịch này mặc dù đón nhận thông tin tích cực về vaccine ngừa Covid-19.
 Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 11/12.
Giới đầu tư tỏ ra thất vọng khi việc thảo luận tại Quốc hội Mỹ về gói kích thích tài khóa mới tại Mỹ chưa có tiến triển, trong khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) hậu Brexit đang gặp khó khăn.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tinh thị trường Nhật Bản tăng 0,5%, đang trên đà ghi nhận tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,6%.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng kinh tế toàn cầu sớm phục hồi mạnh trong năm tới khi nhiều quốc gia lên kế hoạch tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19.
Ngày 10/12, Ủy ban tư vấn về vaccine và các sản phẩm sinh học liên quan (VRBPAC) thuộc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã bỏ phiếu thông qua khuyến nghị FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covid-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech của Đức hợp tác phát triển.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 11/12, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do  gia tăng lo ngại nguy cơ Anh và EU không đạt thỏa thuận thương mại cùng với việc đàm phán về gói cứu trợ mới của Mỹ chưa có tiến triển mới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 10/12 cho biết "nhiều khả năng" Anh và EU sẽ không đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên, ông Johnson cam kết sẽ làm hết sức mình để ngăn chặn tình trạng lộn xộn có thể xảy ra khi hai bên kết thúc thời kỳ chuyển tiếp vào ngày 31/12 tới.
Nhà lãnh đạo Anh đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh hai bên đã nhất trí chọn ngày 13/12 để đưa ra quyết định cuối cùng cho việc đàm phán thỏa thuận hậu Brexit.
Takeo Kamai - phụ trách nghiên cứu dịch vụ tại CLSA, cho biết: “Thị trường cổ phiếu trong phiên cuối tuần chịu áp lực khi Anh và London ấn định thời hạn chót để đưa ra quyết định về thỏa thuận thương mại hậu Brexit”.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, 3 chỉ số chính đi ngang trong phiên 10/12, khi giới chức Mỹ vẫn chật vật đàm phán kích thích và số liệu việc làm kém khả quan.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Dos Jones giảm 69,55 điểm, tương đương 0,2%, xuống còn 29.999,26 điểm. S&P 500 sụt 0,1% về 3.668,10 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,5%, lên mức 12.405, 81 điểm nhờ cổ phiếu của Netflix và Apple cùng tăng hơn 1%.
 3 chỉ số chính trên sàn Phố Wall đi ngang trong phiên 10/12. 
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 10/12 cho biết đàm phán lưỡng đảng về gói kích thích đã có "tiến triển lớn". Tuy nhiên, bà Pelosi nói rằng hai bên vẫn còn bất đồng về một số vấn đề
Đảng Dân chủ một lần nữa ủng hộ đề xuất gói 908 tỷ USD. Tuy nhiên, Politico cho biết Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell đã nói với các lãnh đạo khác trong quốc hội rằng phe Cộng hòa tại Thượng viện sẽ không thông qua gói này.
"Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn đang nỗ lực đạt thỏa thuận về gói kích thích tài khóa mới đối phó dịch Covid-19” - chiến lược gia Joseph Capurso của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung Australia nhận xét. “Nền kinh tế Mỹ cần có thêm gói cứu trợ vì nhiều bang đang phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã lên 853.000 tuần trước, cao hơn dự báo của Dow Jones. Đây cũng là con số cao nhất kể từ tháng 9 và là lần đầu tiên kể từ tháng 10 chạm mốc 800.000. "Theo các diễn biến gần đây, chúng ta sẽ còn thấy số liệu này tăng nữa", chuyên gia kinh tế Thomas Simons tại Jefferies cho biết.
Kỳ vọng vào đà phục hồi kinh tế mạnh và việc tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech tại Anh đã kéo các chỉ số chứng khoán Mỹ lên kỷ lục gần đây.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Commerce Street Capital Dory Wiley cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, do 90% cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York hiện giao dịch cao hơn mức giá trung bình trượt 200 ngày. Điều này cho thấy chúng có thể đang được định giá quá cao./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ