Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu Hà đưa sản phẩm OCOP đến bàn ăn gia đình

Kinhtedothi - Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Thương mại Thu Hà (Công ty Thu Hà) vừa mở cửa hàng thứ 2 bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.

Để làm được điều này công ty đã phải vượt qua nhiều khó khăn với mong muốn mang các sản phẩm chất lượng, an toàn đạt tiêu chuẩn đến từng bữa ăn gia đình.

Bước ngoặt

Công ty Thu Hà được thành lập năm 2013, hoạt động chủ yếu lĩnh vực đầu tư, xây dựng kinh doanh và khai thác chợ; thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân sinh và các khu sinh thái. Đến nay, công ty đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 2 chợ dân sinh trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia lâm.

Giám đốc Công ty Thu Hà - ông Lê An cho biết, hưởng ứng chương trình phát triển các gian hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP của UBND quận Long Biên và TP Hà Nội, với sự giúp đỡ, kết nối giao thương của Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme), DN đã quyết tâm đưa vào hoạt động Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại chợ Thanh Am (phố Đặng Vũ Hỷ, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) để chung tay với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

CEO Lê An giới thiệu sản phẩm đến các đại biểu. Ảnh: Khắc Kiên

"DN mong muốn mang các sản phẩm chất lượng, an toàn đạt tiêu chuẩn đến từng gia đình, sau một năm đưa vào khai thác, cửa hàng OCOP bán, giới thiệu hơn 40 sản phẩm OCOP: đặc sản sâm ngọc linh Kon Tum, cũng như măng, mộc nhĩ, nấm hương rừng, miến gạo, trà, mật ong, mắm, bún... của TP Hà Nội và các tỉnh, thành Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình… đều bảo đảm truy xuất nguồn, rõ ràng” - vị này khẳng định.

Đồng thời, ông thông tin, dù gặp nhiều khó khăn khi sức mua giảm sút, song doanh thu bình quân đều đạt 150 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ông Lê An cũng thẳng thắn chỉ ra, việc kinh doanh sản phẩm OCOP gặp một số trở ngại về giá thành cao hơn các sản phẩm cùng loại. Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các nhà sản xuất mới chỉ chú trọng đến khâu sản xuất, chưa chú trọng đến khâu thương mại, hời hợt trong việc đóng gói bao bì, nhãn mác và bảo quản sản phẩm thực phẩm, nông sản… ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Do đó, DN đã yêu cầu phải bảo đảm đủ các tiêu chí mới đưa vào cửa hàng. Bởi, không phải sản phẩm nào nếu thiếu sự đầu tư đúng mức, kể cả về truyền thông mà có thể tiêu thụ được.

“Một thương hiệu sản phẩm muốn được khách hàng ghi nhận cơ bản phải có sự truyền thông tốt, việc này do nhà cung cấp thực hiện, còn nhà bán lẻ chỉ có thể hỗ trợ. Vì thế, nhà cung cấp phải có chiến lược quảng bá sản phẩm tốt, cũng như tăng cường phối hợp với đơn vị bán lẻ để đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng mới kinh doanh thành công” - doanh nhân này nói.

Hướng đến chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch

Để có được điểm bán hàng với những sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn là sự nỗ lực, quyết tâm của DN từ ý tưởng, đến hiện thực chỉ trong vòng có 15 ngày. “Sức khỏe của người dân Việt Nam đã và đang ngày càng được quan tâm với nhiều chương trình, dịch vụ, hoạt động triển khai để có sản phẩm chất lượng, an toàn, giá hợp lý đến tận bữa ăn của người tiêu dùng” - vị này nói.

Thực hiện ý tưởng đó, CEO Lê An chia sẻ, DN hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Npro Việt Nam - hơn 10 năm kinh nghiệm setup và điều hành chuỗi thực phẩm sạch và siêu thị sẽ tạo ra một hệ thống chuỗi thực phẩm sạch cao cấp uy tín. DN tin rằng, trước mắt với các nhà cung cấp khắp 3 miền là sự lựa chọn hàng đầu của gia đình Việt.

Doanh nhân Lê An cho biết, tầm nhìn của chuỗi sẽ phục vụ và làm hài lòng cho hàng triệu gia đình Việt trên cơ sở giá trị cốt lõi “Trung thực - Tận tâm - Tốc độ”; trung thực với những gì đã cam kết về sản phẩm “không hóa chất, không phẩm màu, không chất bảo quản”, 100% tươi ngon tự nhiên, tập hợp liên minh những nhà cung cấp tử tế đạt các tiêu chuẩn ISO, VietGAP, Global.G.A.P, các sản phẩm đặc sản vùng miền OCOP đạt tiêu chuẩn 3 - 4 - 5 sao.

CEO này mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, các hiệp hội DN, nhà cung cấp, đối tác và khách hàng để hệ thống chuỗi được phát triển nhanh, thuận lợi, bền vững, tạo ra hệ sinh thái từ trang trại vườn đến điểm bán, bàn ăn cho hàng triệu triệu gia đình Việt.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ