Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại diện cộng đồng doanh nghiệp.

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần phản ứng chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình bên ngoài; tình hình càng khó khăn càng phải giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, kiên định, tự tin, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, nỗ lực, càng áp lực lại càng có động lực để vươn lên, khẳng định mình, vượt qua giới hạn bản thân.

Các đại biểu dự họp đều thống nhất đánh giá, khi sự việc xảy ra, Việt Nam đã thể hiện tinh thần bình tĩnh, bản lĩnh kiên cường, nỗ lực vượt khó, phản ứng chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm rất thành công với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Chính phủ cũng đã chủ động báo cáo, đề xuất nhiều nội dung và được Bộ Chính trị đồng ý. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản giải quyết những vấn đề quan tâm của phía Hoa Kỳ, đặc biệt là chủ động giảm thuế theo Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.

Thủ tướng nhấn mạnh: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ kinh tế, thương mại được thúc đẩy trên cơ sở hai nền kinh tế có tính bổ trợ, hỗ trợ, chứ không cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau. Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; trong khi Việt Nam nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN; xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ lớn, nhưng có lợi cho cả hai bên.

Nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng như đã công bố sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, các thị trường gián tiếp của Việt Nam và ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Thủ tướng nhấn mạnh, khó khăn lúc nào cũng có, riêng trong nhiệm kỳ này, năm nào đất nước cũng gặp những cú sốc khách quan từ bên ngoài, năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2023 là tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng, năm 2024 là siêu bão Yagi. Trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, một tác động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó, phải nắm chắc tình hình, giữ vững bản lĩnh, sáng suốt, sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt trong điều hành, quản lý nhưng kiên định, kiên trì về những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, cách tiếp cận, xử lý vấn đề phải mang tính tổng thể, toàn diện, vừa có trước mắt, vừa có lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, có tổng thể và cụ thể, cả diện rộng và có trọng điểm, cả phi thuế quan và thuế quan…; tính đến tổng thể chung quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam; sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, đầu tư, thương mại, tranh thủ doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp Hoa Kỳ, danh nghiệp FDI tại Việt Nam; có giải pháp đàm phán phù hợp.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Hoa Kỳ.

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu tổng thể, chiến lược là vẫn phải ổn định đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; ổn định để phát triển, phát triển để ổn định; nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc, được tự do kinh doanh, được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới là không thay đổi để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại diện các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại diện các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ đạo một số giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Nghị quyết số 59- NQ/TW, ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; các kết luận của Bộ Chính trị liên quan tình hình thế giới và bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cùng với đó, tiếp tục có các sáng kiến để phát triển quan hệ thương mại cân bằng, bền vững giữa hai nước, vì lợi ích hai nước và nhân dân hai nước; tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ trên tinh thần hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Bộ Tài chính tiếp tục rà soát ngay các sắc thuế, mở rộng chính sách tại Nghị định 73 theo hướng tiệm cận thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump tại cuộc điện đàm ngày 4/4. Bộ Công Thương chủ trì, rà soát để tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng Việt Nam có nhu cầu, có lợi khi nhập khẩu. Xúc tiến đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu tổng thể, chiến lược là vẫn phải ổn định đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới là không thay đổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu tổng thể, chiến lược là vẫn phải ổn định đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới là không thay đổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Hoa Kỳ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán với Hoa Kỳ cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước, khẳng định quan điểm luôn đồng hành, hỗ trợ, sát cánh cùng người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những lúc khó khăn. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Bộ Tài chính chú trọng số hoá trong thu thuế, tích cực thu thuế bằng hoá đơn khởi tạo bằng máy tính tiền. Kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa, thương hiệu và bản quyền, sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng một lần nữa khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để doanh nghiệp và đất nước ta vươn mình, bứt phá và vươn lên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng một lần nữa khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để doanh nghiệp và đất nước ta vươn mình, bứt phá và vươn lên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về lâu dài, Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn; tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng theo hướng đa dạng hóa hơn, không phụ thuộc vào một thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng, như Trung Đông, Trung Á…

Thủ tướng một lần nữa khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để doanh nghiệp và đất nước ta vươn mình, bứt phá và vươn lên; vấn đề rất quan trọng là phải có giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải có phương án chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp khó khăn.

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024: Giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay

Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024: Giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay

06 Apr, 01:19 PM

Kinhtedothi-Theo kết quả công bố, Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của các tỉnh, TP tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực, với giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay, đạt 88,37%. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp có 63/63 địa phương đều đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, trong đó 53/63 địa phương có Chỉ số CCHC tăng so với năm trước.

Đồng Nai: 2 dự án trọng điểm quốc gia thi công xuyên lễ

Đồng Nai: 2 dự án trọng điểm quốc gia thi công xuyên lễ

06 Apr, 12:53 PM

Kinhtedothi - Ngày 6/4, ông Nguyễn Linh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, nhằm đẩy nhanh tiến độ, bù đắp phần tiến độ đã bị chậm trước đó, 2 dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh qua tỉnh Đồng Nai, các nhà thầu sẽ duy trì thi công xuyên suốt 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về dự thảo 2 Nghị quyết phát triển văn hoá

Lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về dự thảo 2 Nghị quyết phát triển văn hoá

06 Apr, 10:51 AM

Kinhtedothi - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng 2 dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố về việc triển khai thực hiện quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô. Đồng thời đăng tải trên các phương tiện đại chúng nhằm xin ý kiến các tổ chức, cá nhân về các dự thảo Nghị quyết này.

Nhà ga T3 – Dấu ấn chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhà ga T3 – Dấu ấn chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

06 Apr, 08:18 AM

Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được khánh thành và đưa vào vận hành vào dịp đại lễ 30/4/2025, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông hàng không Việt Nam, mà còn là món quà ý nghĩa chào mừng ngày trọng đại của dân tộc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ