Thực hiện đầu tư dự án nuôi trồng thuỷ sản thế nào?
Câu hỏi
Tôi muốn xin dự án nuôi trồng thủy sản vào năm 2025, phải cần nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Tôi chưa hiểu tiền xin vay dự án được giải ngân lấy tiền đó để làm đền bù giải phóng mặt bằng, hay phải bỏ tiền túi của nhà đầu tư ra trước để làm?
Trả lời
Nếu dự án của bạn sẽ làm vào năm 2025, thì quy định pháp luật áp dụng Luật Đất đai 2024 có hiệu lực ngày 1/1/2025, căn cứ theo Điều 194 Luật Đất đai 2024 về đất khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hải sản tập trung như sau:
1. Khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung là khu vực thực hiện một hoặc các nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm, nuôi, trồng, sản xuất, bảo quản, chế biến, dịch vụ kho bãi cho nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.
2. Việc sử dụng đất xây dựng khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nhà nước cho thuê đất sử dụng làm khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung theo quy định sau đây:
a) Thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung để cho thuê lại;
b) Thực hiện dự án khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung.
4. Nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hằng năm; trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hằng năm.
5. Người thuê lại đất trong khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Luật này;
b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hằng năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 34 của Luật này.
6. Người sử dụng đất trong khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo Điều 120 Luật Đất đai 2024 về cho thuê đất
1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hằng năm đối với các trường hợp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật này.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; sử dụng đất thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng;
c) Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc đầu tư dự án nuôi trồng thuỷ sản thuộc trường hợp Nhà nước thu tiền cho thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê. Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất và giao đất thu tiền 1 lần cho thời gian thuê. Quy định hướng dẫn chi tiết sẽ căn cứ theo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Hà Nội: Mở hướng phát triển mới cho nuôi trồng thủy sản
Kinhtedothi - Nhằm khai thác tốt tiềm năng, phát triển bền vững lĩnh vực thủy sản, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tại các vùng nuôi trồng tập trung, quy mô lớn với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường Thủ đô.

Hà Nội: Phát triển nuôi trồng thủy sản chưa xứng với tiềm năng
Kinhtedothi - Hiệu quả từ các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung theo hướng công nghệ cao, nuôi thâm canh của Hà Nội được đánh giá chưa xứng với tiềm năng khi năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản vẫn khiêm tốn.

Xử lý nghiêm việc lấn chiếm bãi triều để nuôi trồng thủy sản trái phép
Kinhtedothi- Ngày 16/4, tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ông Đỗ Văn Tuấn cho biết trong thời gian tới sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn bãi triều nuôi trồng thủy sản (NTTS) trái phép trên địa bàn thành phố.